THÁI CỰC QUYỀN SỬ LƯỢC
Từ trước đến nay, phần lớn người ta đã hiểu lệch lạc về những truyền thuyết vô căn cứ của lịch sử Thái cực quyền. Trung Hoa dân quốc năm thứ 8, mới có Hứa Vũ Sinh viết về Thái cực quyền, ông trình bày nguyên lưu môn quyền thuật này khá rõ ràng đại khái như sau:
- Thời Đường mạt (cuối nhà Đường), Hứa Luyện Bình, thụ quyền danh là Tam Thập Thất đã truyền cho Tống Viễn Kiều.
- Thời Đường mạt, Trình Linh Quan thụ quyền danh là Tiểu Cửu Thiên, đã truyền cho Hàn Cùng Nguyệt và họ Hàn đã truyền lại cho Trình Tất.
- Thời Đường mạt, Lý Đạo Sơn (hay Đạo tử) người ta thường gọi là Phu Tử Lý, thụ quyền danh là Tiên Thiên Quyền, cũng gọi là trường quyền đã truyền cho dòng họ Du. Và họ Du cũng truyền lại cho đến đời Du Huệ Thanh.
- Đường mạt, Âu Lợi Đình thụ quyền danh là Hậu Thiên Pháp, truyền lại cho Hồ Cảnh Tử, họ Hồ truyền lại cho Tống Trọng Thù.
- Thời nhà Nam Tống, đạo sĩ Trương Tam Phong, nằm mộng được Huyền Đế truyền cho quyền thuật, gọi là nội gia quyền. Trăm năm sau Vương Tông ở Thiểm Tây được truyền lại, và họ Vương truyền lại cho Trần Châu Đồng ở Ôn Châu. Trương Tông Khê và an hem Tứ Minh Điệp ở Ninh Ba Tần huyện; lúc bấy giờ môn quyền thuật này chia làm hai chi: Nam chi là do Tứ Minh chủ trì, Bắc chi là Vương Tông Nhạc ở Sơn Hữu chủ trì, truyền lại cho Tưởng Phát và gia đình họ Trần ở Trần Gia Câu, phủ Hoài Khánh, tỉnh Hà Nam. Họ Trần lại truyền cho nhau đến 14 đời, thì Dá Tử (cách ôn quyền, lập bộ, hoặc ôm khí giới thủ thế, động tác cơ bản của quyền thuật) lại chia làm 2 loại Tân Dá Tử và Cựu Dá Tử. Trần Hữu Bổn là người sáng chế Tân Dá Tử. Trần Trường Hưu thì bảo trì Cựu Dá Tử. Trường Hưng truyền lại cho con là Trần Canh Vân, Hoa Mai, người trong tộc ở huyện Hoài Viễn, Dương Phước Khôi và Lý Bá Khôi ở tỉnh Hà Bắc.
Bốn danh nhân quyền thuật, thời Đường mạt đã kể trên, sự quan hệ giữa người này và người kia cùng với Thái cực quyền như thế nào, nếu căn cứ vào lý thuyết văn kiện thì không thể chính xác. Hiện nay, có nhiều người cho rằng Thái cực quyền là Nội gia quyền, mà Nội gia quyền là của Trương Tam Phong sáng tạo, tức là vị tổ sư của Thái cực quyền, vả lại ông Trương là đạo sĩ núi Võ Đang nên Thái cực quyền là Nội gia quyền, cũng tức là quyền phái Võ Đang… Với luận thuyết tự gán Nội gia quyền là ông Trương Tam Phong sáng tạo, chỉ đạo thấy trong Vương Chính Nam mộ chí của Huyền Lê Châu và Ninh Ba Phủ chí của Trương Tòng Khê. Nhưng về sau trong “Thất điều loại cảo” ghi tải “Trương tiên sử lược” của Lang Anh và trong “Minh sử Phương kỹ” cũng đăng tải chuyện Trương Tam Phong, đều không thấy đề cập tới vấn đề đọc chuyện quyền thuật, căn cứ vào đó và vấn đề niên kỷ mà nói thì nếu quyền thuật này không phải là riêng của ông Trương Tam Phong thì luận thuyết của Huỳnh Lê Châu chưa đầy đủ tin tưởng, nhưng nếu nói quyền thuật đó là Trương Tam Phong độc sáng thì tại sao Lang Anh và Minh Sử không có lên tiếng thanh minh. Như vậy là Nội gia quyền quả là của ông Trương Tam Phong sáng tạo. Nhưng Nội gia quyền có phải Thái cực quyền không đó còn là một đại vấn đề.
Có một số người sở dĩ nhận Thái cực quyền và Nội gia quyền làm một gốc, là vì dựa theo thuyết của Huỳnh Lê Châu, là Nội gia quyền do Vương Tông ở Thiểm Tây truyền đến Ôn Châu, còn Thái cực quyền thì do Vương Tông Nhạc ở Sơn Hữu truyền thụ cho Tưởng Phát, vì bởi ngộ nhận Vương Tông là Vương Tông Nhạc, và Sơn Hữu ở tỉnh Sơn Tây ngộ nhận là Thiểm Tây, do đó mà xác nhận 2 là 1, thật đáng tiếc vậy! Vả lại theo như lời của ông Trang Thân thì: “Nội gia quyền pháp của gia đình ông Huỳnh Bá (đã ký tải trong truyện Vương Chinh Nam), thì quyền kỹ (như đả pháp, huyệt pháp, cấm phạm binh pháp… cùng phương pháp tập luyện (như luyện tay thì có 35 quyền, luyện bộ thì 18 quyền, và có luyện 10 đoạn gấm…) cùng phương pháp tập luyện, cả quyết (thiện) của Thái cực quyền sở truyền hiện tại, không có một chỗ nào phù hợp nhau”. Như vậy, căn cứ vào 2 điểm trên, ta thử nghĩ luận thuyết Thái cực quyền là do Trương Tam Phong sáng tạo, ta có thể tin tưởng được hay không?
Vậy ai là người sáng lập Thái cực quyền. Trước đây 30 năm vẫn chưa có một định thuyết nào, đồng thời ấy Dương Bang Hầu và Lý Diệc Dư cũng không biết rõ người khởi sáng, cho đến thời ông Dương Trừng Phủ, đồng thời cũng được ông Tôn Phước Toàn, nói là Thái cực quyền khởi sáng do quyền sư Nội gia quyền Trần Vương Đình. Hơn 20 năm trước, khi Trung Quốc sáng lập Trung ương đại học văn học thì giáo sư Từ Quân Thưởng đã từng sưu khảo nguồn cội của Thái cực quyền (trải qua rất lâu nên sách đã mất bản, tên tác giả cũng quên, thật tiếc). Trải qua bao truyền thuyết, chỉ có những điều sơ lược trình bày lịch sử võ thuật của Dương Lộ Thiền là có ít nhiều tín nhiệm mà thôi.
Ông Dương Phúc Khôi, tự Lộc Thiện (thầy Trần Vi Minh đổi lại là Lộ Thiền), người huyện Vĩnh Niên, phủ Quảng Bình, tỉnh Hà Bắc thuở nhỏ đi ở mướn cho gia đình họ Võ cùng làng. Vừa lớn lên thì được đưa sang tỉnh Hà Nam, phủ Hoài Khánh làm công cho tiệm thuốc cũng của nhà họ Võ lập ra. Chùa Thiếu lâm vốn tại tỉnh Hà Nam, cho nên nơi ấy phong trào học quyền cực thạnh hành, vì chịu ảnh hưởng nên ông Dương Phước Khôi cũng tự lập chí trên đường võ thuật, liền theo ông Trần Trường Hưng ở Trần Gia Câu (tỉnh Hà Nam) luyện tập nhuyễn công quyền, ngoài giờ làm việc ông thường cùng người tỉ đấu và đã làm cho lắm kẻ bị ông đánh té văng cả trượng xa. Sau khi đó ông vì công việc mà trở về quê nhà là huyện Vĩnh Niên.
Nhà họ Võ mời ông tỷ thí với một võ sư danh tiếng có nhiều môn đồ, ông vâng lời đánh bại vị võ sư ấy, và luôn cả một vị Phiêu sư khác. Nhà họ Võ rất kinh ngạc tài ông và thăng nhiệm ông làm võ sư. Ông là người tính tình khiêm hậu, không thích phô trương, những người từng chạm đấu với ông đều xác nhận tài năng của ông, vì thế tên tuổi khắp phủ huyện được người người mến phục. Gia đình họ Võ đều kính mến, muốn giới thiệu để cất nhắc ông cùng 1 vị quan đại thần (theo lời đồn là Bạch Vương Gia) ở kinh đô, ông ngại ngần không muốn vì cho rằng kinh đô là nơi tập hợp nhiều tài danh võ thuật, khéo thì chỉ rước lấy nhục mà thôi, nhưng vì bị nài ép nên không thể chối từ.
Sau khi đến đế kinh, ông càng thêm khiêm tốn, không bộc lộ chân tài nên ông đại thần nọ xem thường. Một năm sau, ngẫu nhiên ông được lịnh tỷ đấu cùng 1 vị võ sư, vị võ sư vừa đụng đến ông là bị bật ngã. Đấu lại, cũng ngã nhào. Lúc bấy giờ vị quan ấy mới tán dương và dĩ nhiên là đã xem trọng ông rồi. Từ đó, ngày càng nhiều võ sư đấu với ông, nhưng không có một người nào thắng nổi, và danh vị ông từ đó ngày càng rực rỡ. Ông có 3 người con: Trưởng nam tên Kỳ đã mất sớm, con thứ tên Ngọc tự Ban Hầu, con kế tên Giám tự Kiện Hầu. Hai con của ông thân thể thật cường tráng, giáo dưỡng rất nghiêm minh, vì thế trình độ quyền thuật đã đạt đến bậc thượng thừa. Dương Phước Ngọc tánh tình cương liệt, nếu có người xem thường quyền pháp của ông thì liền xin tỷ đấu và ông đều thắng tất cả.
Các Vương công đại thần đã đến lúc thoả mãn trò đấu gà đấu chó, thì lại thích xem đấu người, vì vậy mà thường bày trò khiêu khích, hoặc tổ chức lôi đài mà mua vui. Thế là ông Ngọc gặp cơ hội phát triển sở trường và dưới tay ông vô số người bị đánh bại, uy danh “Dương vô địch” được thiên hạ tán thưởng, đồng thời được triều đình uỷ nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Cấm vệ quân, Lúc bấy giờ Thái cực quyền như đại thụ thâm căn, giữa kinh thành sừng sững.
Dương Lộ Thiền trong 11 năm góp mặt cùng đời. Thời vua Đồng trị, ngoài 2 người con, ông còn chân truyền cho 2 môn đồ là Vương Lan Đình và Võ Hà Thanh tự Vũ Tương. Dương Phước Ngọc niên kỷ vừa hơn 30 thì tạ thế vì bệnh dịch, đã truyền nghề cho Vạn Xuân, Ngô Toàn Hựu (tức là thân phụ Ngô Đám Tuyền), Hầu Lăng Sơn và Trần Tư Phong. Di Phúc Tử (con sanh ra sau khi cha chết) Dương Triệu Bằng đã chết tại Quế Lâm, thời kháng Nhật, không con. Dương Phước Giám tự Kiện Thuần, được thay thế anh (Ngọc) làm giáo đầu (chỉ huy) cấm vệ quân; đến năm Dân quốc thứ 6, người cũng qua đời, truyền lại cho con là Dương Triệu Hùng, tự Mộng Tường, vẵn tự Thiếu Hầu; Triệu Thanh tự Trừng Phủ và môn đồ là Lưu Thắng Khuê và Trương Nghĩa. Triệu Hùng qua đời năm Dân quốc thứ 18, truyền lại cho con là Chấn Thịnh và môn đồ là Điền Triệu Lân và Vưu Chí Học. Năm Dân quốc thứ 24, Dương Triệu Thanh tự Trừng Phủ chết, truyền lại cho con là Chấn Minh tự Thủ Trung và môn đồ là Võ Hối Xuyên, Trần Vi Minh, Chử Đức Minh, Ngưu Xuân Minh và Diêm Trọng Nhạn.
Võ Hà Thanh là người cũng được chân truyền của dòng họ Dương nghe đâu sau đó Võ Hà Thanh lại theo Trần Thanh Bình ở Triệu Bảo Trấn, huyện Hoài Khánh, chấp nhận học tập “Tân dá tử” Thái cực quyền. Tất cả 4 thiên: Thái cưc quyền luận, Thái cực quyền hành công tâm giải, Ca quyết 13 thế quyền, Đá thủ ca. Trong Thái cực quyền phổ, đều nghe là của Võ Thị truyền ra và cho đến tên Thái cực quyền cũng do họ Võ sở định. Vì lẽ đó nên có người nghi ngờ là soạn phẩm có ghi chú tên soạn giản “Sơn hữu, Vương Tông Nhạc” là sách giả; nhưng vì thời gian trôi qua thâm viễn, không sao truy cứu được! Họ Võ qua đời không biết năm nào, người truyền lại cho cháu ngoại là Lý Kinh Luân tự Diệc Dư, và là người đồng huyện (Vĩnh Niên) là Hạo Hoà Lự Vi Chân (hoặ là Trinh hay Tuấn). Hoà truyền lại cho con là Nguyệt Như và Tôn Phước Toàn tự Lộc Đường ở Hoàn Huyện. Họ Tôn lại tập luyện luôn cả Bát quái và Hình ý nữa. Như vậy ai dám nói Thái cực quyền là Nội gia quyền, tức là muốn làm chúa tể cả hai vậy.