Tính mệnh song tu, trúc cơ bồi nguyên,
Lý luận tu luyện nội đan của tổ sư Trương Tam Phong - phần 1
Căn cứ “Trương Tam Phong toàn tập” cùng các ghi chép lịch sử có liên quan, Trương Tam Phong là một đạo sĩ phái Toàn chân đạo giáo cuối triều nhà Nguyên đầu triều nhà Minh. Năm 1314, Trương Tam Phong 67 tuổi, vì thấy cuộc sống nhân sinh hữu hạn, phú quý vô thường, ông lên núi Chung Nam bái Hỏa Long chân nhân làm thầy, học đạo Trường sinh. Sau khi Trương Tam Phong xuất gia, mặc dù vân du tứ hải, nhưng chủ yếu ẩn cư tại núi Võ Đang. Tương truyền khi ông trên núi Võ Đang chứng kiến trận chiến giữa mèo và rắn, thì sau một đêm ông ngộ ra diệu lý của “Thái cực quyền”.
Cho dù truyền thuyết này có chân thực hay không, thì có một sự thực mà không thể phủ nhận là, việc sáng lập và lưu truyền đạo giáo nội gia quyền núi Võ Đang luôn gắn liền với cái tên Trương Tam Phong. Sở dĩ Trương Tam Phong nổi danh về nội gia quyền là vì ông siêng năng học tập và chuyên tâm tìm hiểu lý luận nội đan của đạo giáo truyền thống, đưa lý luận này ứng dụng vào quá trình luyện tập và cải tiến võ thuật.
Theo một ý nghĩa nào đó, tìm hiểu lý luận nội đan của núi Võ Đang, không chỉ là cơ sở để tìm ra bí ẩn nội gia quyền Võ Đang mà còn là công việc cần đặc biệt chú ý để nhận thức và khám phá di sản văn hóa dưỡng sinh đạo giáo. Theo quan điểm này, tác giả đi theo lược giải phân tích lý luận tu luyện nội đan của Trương Tam Phong.
Nhìn chung, lý luận tu luyện nội đan của Trương Tam Phong có thể khái quát trên hai phương diện:
“Tính mệnh” là phạm trù trọng yếu của dịch học thời Tiên Tần. Trong “Dịch truyện” có câu “cùng lý tận Tính dĩ chí vu Mệnh” (Tận cùng của Tính thì tới Mệnh). “Dịch truyện” nói “Tính” là chỉ tâm lý của cá thể, tư chất bẩm sinh về phương diện tinh thần, cá tính; còn “Mệnh” là chỉ Thiên mệnh hay quyết định của Trời, mệnh lệnh. Cuối thời nhà Đường, theo sự phát triển của đạo giáo, phạm trù “tính mệnh” cũng được đưa vào hệ thống lý luận nội đan. Chữ thì không đổi nhưng hàm ý thì đã thay đổi phát triển.
Gia môn đạo giáo nội đan coi “Tính mệnh” là cương yếu của nội luyện, từ đó đưa ra cách giải thích mới. Trong lý luận đạo giáo Nội đan, “Tính” chỉ bản tính tinh hay thần con người. Mệnh, chỉ khí huyết, những thứ cần thiết cho cơ thể con người. Một trong bát tiên, Chung Ly Quyền khi trả lời câu hỏi của Lữ Động Tân về “Tính mệnh chi sự” (bàn về tính mệnh) có nói: “nhất điểm linh minh vô muội, tính dã; nhất điểm nguyên khí thường điều, mệnh dã.” (mỗi điểm đều sáng không mờ, là Tính; mỗi điểm nguyên khí đều có mặt, là Mệnh).
Vương Trùng Dương trong “Thụ đan dương nhị thập tứ quyết” nói rõ hơn: “Tính giả thị nguyên thần, mệnh giả thị nguyên khí” (Tính là nguyên thần, Mệnh là nguyên khí). Là người theo hệ phái Toàn chân, Trương Tam Phong cũng rất cẩn trọng vấn đề này. Trong “Đại đạo luận” ông nói: “Khí mạch tĩnh nhi nội uẩn nguyên thần, tắc viết chân tính; Thần tư tĩnh nhi trung trường nguyên khí, tắc viết chân mệnh” (Khí mạch tĩnh do bên trong chứa nguyên thần, đó gọi là Chân Tính; Tinh thần tĩnh là do nguyên khí ở trong dài, đó gọi là Chân Mệnh). Trương Tam Phong nhận thấy cần phải tu Tâm tính trước sau mới đến tu Mệnh mạch. Ông nói: “Vị luyện hoàn đan tiên luyện Tính, vị tu đại dược thả tu Tâm. Tâm tu tự nhiên đan tín chí, Tính thanh tự nhiên dược tài sinh”. (Luyện tính trước khi luyện đan, luyện Tâm trước khi luyện thuốc. Tu Tâm tự nhiên thì Đan sẽ tới, Tính sạch tự nhiên thì thuốc sẽ có)
“Hoàn đan” ở đây là một ẩn dụ, tức dùng thuật ngoại đan để liên tưởng về tu luyện nội đan, cụ thể bằng lời, là chỉ “kim dịch” hay “ngọc dịch” trong cơ thể, tới “đại dược” là chỉ chân khí tiên thiên. Trương Tam Phong nói “tâm tính” và Vương Trùng Dương nói trong “Thụ đan dương nhị thập tứ quyết” với câu “Tâm sinh tắc tính diệt, tâm diệt tắc tính hiện” (Tâm sống thì Tính chết, Tâm chết thì Tính hiện lên). Tâm chính là ý thức phân biệt của người bình thường.
Theo quan điểm của Trương Tam Phong, trước khi chưa chính thức tu luyện nội đan, thì cần phải dưỡng Nguyên Thần và An Tính trước. Trương Tam Phong mặc dù chủ trương tu Tính trước nhưng ông cũng ủng hộ Tính Mệnh song tu vậy. Ông hấp thu tư tưởng nội luyện của Kim đan phái Nam tông từ đại biểu Trương Bá Đoan, nhất là pháp môn đặc sắc về tu Mệnh. Ông chỉ ra rằng dùng Tính Mệnh song tu làm tôn chỉ thuật nội đan là đường lối đúng đắn của dưỡng sinh học đạo giáo. Xét thấy nhu cầu tu tâm dưỡng tính của thế gian, ông chủ trương: “luyện kỷ vu trần tục, tích duyên vu thị triền” (luyện bản thân trong đời sống thường ngày, tích lũy duyên đức ở nơi ngoài chợ). Phản ánh nét đặc sắc học thuyết nội đan của Trương Tam Phong có ảnh hưởng từ nam tới bắc.
Thông tin về các lớp tập tại CLB Thái cực quyền Dương thị Uông mạch Hà Nội:
Lớp thái cực quyền truyền thống
và Lớp Khí công thái cực quyền để phục hồi sức khỏe