Mật mã Thái Cực
Đệ tử Thạch Minh, Tiêu Duy Giai nói về Lăng Không Kình
(Dịch từ Chương trình phỏng vấn Thầy Tiêu Duy Giai
Người dịch: Nguyễn Xuân Nhật - TCQ DTUM HN)
Video phỏng vấn: Tiêu Duy Giai nói về Lăng không kình - VIETSUB
Phàn Đăng: Xin chào quý vị khán giả. Chào mừng đón xem Guoji shuangxing xian. Tôi là Phàn Đăng. Chương trình chúng ta lại hân hạnh có sự tham dự của ông Liang Hongda.
Liang Hongda: Chào anh. Xin chào mọi người.
Phàn Đăng: Anh Liang, tôi được biết rằng anh rất quen biết giới võ thuật, đã từng gặp cao thủ chưa?
Liang Hongda: Có những người, thuộc dạng cao thủ ẩn danh trong nhân gian, từng gặp qua vài người.
Phàn Đăng: Người mà tôi sẽ giới thiệu với anh hôm nay, ai cũng gọi ông ấy là cao thủ, gọi là cao thủ Thái cực, rất giỏi. Ông ấy bảo không không, dùng từ cao thủ không phù hợp. Ông ấy tự xưng là người đam mê. Ông ấy là ai? Trước tiên mời anh xem một clip.
Clip: một cụ già có khuôn mặt người nước ngoài, nhưng đánh Thái cực quyền chính tông, đó chính là để tử đời thứ 7 của Thái cực quyền Dương thị, tổng thư ký hiệp hội nghiên cứu Thái cực quyền Vĩnh Tuyền, Tiêu Duy Giai. Từ năm 18 tuổi đến nay, Tiêu Duy Giai đã tập Thái Cực Quyền được 50 năm. Niềm đam mê 50 năm đối với Thái cực quyền, đã biến ông ấy từ thiếu niên chỉ hiểu lơ mơ (mengdong) về Thái cực quyền, thành một bậc thầy lớn về Thái cực quyền.
Phàn Đăng: Một tràng pháo tay đón chào ông Tiêu Duy Giai.
Phàn Đăng: Chào ông ạ, xin mời ngồi.
Phàn Đăng: Ông đánh Thái cực quyền trong công viên, liệu mọi người có nhầm là ông đang học Thái cực quyền không?
TIÊU DUY GIAI: Thường xuyên như vậy.
Phàn Đăng: Vì sao ông Tiêu đánh Thái cực quyền lại rất dễ bị người khác nhầm là mới học, chủ yếu thiệt thòi nơi diện mạo, hơi có diện mạo của người nước ngoài. Thầy Tiêu đến với Thái cực quyền như thế nào, chúng tôi đã tóm tắt trong một clip, xin mời xem.
---
(Clip) Tiêu Duy Giai sinh năm 1941 tại Diên An. Cha của ông là nhà thơ nổi tiếng Tiêu Tam (Xiao San). Mẹ ông là người Đức tên XXX. Hai anh em Tiêu Duy Giai từ bé sống ở nước ngoài, mãi đến sau giải phóng mới trở về Trung Quốc. Tiêu Duy Giai từ nhỏ học tập trong trường học của Nga, từ ngôn ngữ đến cách suy nghĩ đều hoàn toàn tiếp thu từ phương Tây. Năm 1957, Tiêu Duy Giai 16 tuổi, bắt đầu học thể dục thể thao ở trường thể thao ShiShaHai. Và một tai nạn bất ngờ đã khiến ông bén duyên với Thái cực quyền.
---
Phàn Đăng: Thầy Tiêu thuộc gia đình danh tiếng. Ngài Tiêu Tam (Xiao San) chắc là khán giả trẻ tuổi có người không biết. Các bạn biết Quốc tế ca không? Chính là ngài Tiêu Tam dịch sang tiếng Trung, chính là bài hát chúng ta vẫn hay hát.
Liang hongda: Ngoài ra còn một điều, ông Tiêu Tam là bạn học với chủ tịch Mao Trạch Đông. Chúng ta nói, Mao chủ tịch nói rằng Trung lưu kích thủy lãng biên phi thuyền, về việc làm văn minh hóa cái tinh thần, dã man cái thể phách, là lúc đang ở học viện sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam. Tiêu Tam tiên sinh cũng đang học ở đó. Bố vợ của Mao chủ tịch là ông Dương Xương Tế cũng là thầy giáo của ông Tiêu Tam.
Phàn Đăng: Vậy là, ông sinh ở Diên An.
TIÊU DUY GIAI: Tôi sinh tại Diên An năm 1941. Năm 1943 mẹ tôi đem tôi và anh trai đến Kazakhstan. Ở đó vài năm. Sau đó đem chúng tôi đến một trường nhi đồng quốc tế ở gần Moscow. Các anh xem "Anh đào đỏ" rồi nhỉ.
Phàn Đăng: Xem rồi.
TIÊU DUY GIAI:Bộ phim lấy “lanben” từ đấy.
Phàn Đăng: Phim của Diệp Đại Anh.
TIÊU DUY GIAI: Đúng rồi, chúng tôi đã ở ngôi trường đó vài năm. Không phải sau giải phóng mà là ngay trước giải phóng tôi trở lại Trung Quốc, vào mùa hè 1949.
Phàn Đăng: Trước 7 tuổi, liệu có phải suy nghĩ của ông theo kiểu phương Tây?
TIÊU DUY GIAI: Tôi có thể nói thế này, thời điểm bắt đầu thực sự học tiếng Trung là năm 12 tuổi. Bởi vì sau khi trở về TQ, tôi lại theo bố tôi đi Tiệp Khắc, sau đó trở về TQ mới thực sự bắt đầu học tiếng Trung. Do đó trước thời điểm này tôi lớn lên với văn học Nga. Đi học trường Nga 5 năm rưỡi. Chính là ở địa điểm đó.
Phàn Đăng: Sau đó cháu nghe nói bác bị thương trong quá trình tập luyện.
TIÊU DUY GIAI: Đúng rồi, trước hết là động tác "nhào lộn" trên xà,
Phàn Đăng: 360 độ
TIÊU DUY GIAI: không phải, xà đơn, bay người ra.
Phàn Đăng: À, xà đơn bay người ra.
TIÊU DUY GIAI: Bay ra xong thì phải rơi xuống đúng không. Bổng người lên hơi cao quá, không đủ góc, đảo trở lại bị đập người trên xà.
Phàn Đăng: Ái da
TIÊU DUY GIAI: Thế là lưng bộp một cái.
Phàn Đăng: Gãy luôn.
TIÊU DUY GIAI: Chưa gãy.
Liang Hongda: Gãy thì còn gì nữa.
Phàn Đăng: Bác ấy nói "bộp" cơ mà, tôi cứ tưởng gãy rồi chứ.
Liang Hongda: Xem ra bác phải mua bảo hiểm y tế.
TIÊU DUY GIAI: Sau đó, vẫn còn rất hăng hái tập. Nhịn đau tiếp tục tập. Cuối cùng tập động tác trồng chuối. Tập trên đệm. Cánh tay, cổ tay 戳了。Rồi trồng cây chuối 1 tay, cuối cùng cổ tay cũng 戳了。Không còn gì để chống nữa.
Liang hongda: Đứng đầu.
Phàn Đăng: Gọi là đại đỉnh đấy.
TIÊU DUY GIAI: bị thương triệt để luôn, tàn phế, giải nghệ.
Phàn Đăng: Lần tiếp xúc đầu tiên với Thái cực quyền là bao giờ ạ?
TIÊU DUY GIAI: Lúc đó tôi sống ở hutong Maxian. Đầu ngõ có một quán ăn. Trong quan có một vị. Hằng ngày chúng tôi đi học đều thấy ông ấy, rất béo, rất to con. Ông ấy theo một ông già học Thái cực quyền. Ông già có mười mấy người theo học, trong đó có một cậu khăn quàng đỏ, khoảng 15 tuổi. Bọn họ tập và chơi đùa, ông già bảo tập thôi thủ, thế là mọi người tập thôi thủ. Vị to béo bảo con không có cặp, con đẩy tay với thầy nhé.Anh ta nghĩ thế là hợp lý, được đẩy tay với sư phụ. Nhưng sư phụ bảo, anh tập với cậu kia
Phàn Đăng: cậu bé khăn quàng đỏ?
TIÊU DUY GIAI: Ừ.Vị kia nặng khoảng trăm kg, thời đó hiếm người béo đến thế.
Phàn Đăng: Đúng rồi, không như bây giờ.
TIÊU DUY GIAI: Không nhiều như bây giờ. Cậu khăn quảng đỏ thực sự rất bé rất gầy. Hai người vừa đặt tay vào. Vị béo này vừa định đẩy tay cậu bé, không hiểu cậu bé kia làm thế nào, cũng không thấy "lên gân lên cốt" gì cả, vị béo kia đã "sụp xuống". Đứng dậy cáu lắm. Lúc đó tôi rất kinh ngạc. Tôi cảm thấy rất là thú vị. Tôi bèn hỏi cậu bạn cái này là thế nào? Cậu ta bảo Thái cực quyền là chơi như thế đấy. Thế là tôi rất tò mò. Cậu khăn quàng đỏ có sức gì đâu, không có sức đánh người có sức. Tôi cảm thấy bên trong rất đặc biệt. Nhưng quá trình đó rất dài. Chúng tôi lượn qua đó rất nhiều ngày. Cuối cùng phát hiện ra một người khoảng 40-50 tuổi ngày nào cũng đúng giờ ra tập quyền, tập rất chậm. Tôi đứng xem ông ấy mấy ngày liền, xem cả tuần. Đến cuối tuần, ông ấy tập xong, quay lại hỏi. Các cậu cứ ở đây xem tôi làm gì thế, định học quyền à. Cậu bạn tôi đẩy tôi ra trước, bảo bạn này muốn học. Tôi cứ tưởng chuyện này sẽ khá phức tạp. Vị đó họ Vương, là một cán bộ ở Sơn Đông đến nghỉ dưỡng ở bệnh viện Hiệp Hòa, bèn bảo thế thì ngày mai cậu đến nhé. Thế là tôi bắt đầu. Theo ông ấy khoảng 3 tháng. Ông ấy điều dưỡng xong về quê, tôi học xong bài 88 thức. Đó là bài quyền Thái cực quyền đầu tiên của tôi.
Phàn Đăng: 88 thức tức là của Dương thức. Từ lúc đó đã học Dương thức.
Liang hongda: Lúc đó ông ấy cũng không nói rõ là nhận bác làm đệ tử.
TIÊU DUY GIAI: Không
Liang Hongda: không bảo bác nộp đơn, không gì hết ạ?
TIÊU DUY GIAI: Ông ấy không phải dạng người đó. Hình như là cán bộ thời hiện đại. Học cái gì vào lúc nào v.v... đều chẳng nói gì hết.
Phàn Đăng: Tức là vị sư phụ này là người tập nghiệp dư thôi, nhưng là người dẫn dắt bác nhập môn.
TIÊU DUY GIAI: Đúng rồi.
Phàn Đăng: Vậy sau đó thi sao, còn phải đi sâu hơn chứ.
TIÊU DUY GIAI: Sau đó tôi tự tập. Dù sao thì, sau khi học xong, tôi cứ kiên trì sự chậm. Còn vì sao phải chậm tôi cũng không biết.
Phàn Đăng: Tại sao
TIÊU DUY GIAI: Tôi không biết, bảo chậm thì chậm thôi, tôi vâng lời mà.
Liang hognda: Học theo sư phụ mà.
TIÊU DUY GIAI: Bảo chậm, phải thư giãn, không giãn được, chỉ cố hết sức để chậm. Trong khi toàn thân tôi là thứ lực rất thô cứng僵劲của thể dục dụng cụ.
Phàn Đăng: đúng rồi
TIÊU DUY GIAI: Dần dần bắt đầu mềm ra. Bắt đầu mồ hôi đầm đìa. Một bài quyền có thể tập nửa tiếng, cũng có thể tập một tiếng rưỡi. Tôi cố gắng tập một tiếng rưỡi.
Phàn Đăng: Một bài quyền tập hết một tiếng rưỡi à, ôi trời.
TIÊU DUY GIAI: Rất mệt rất mệt, mồ hôi đầm đìa.
Phàn Đăng: Về Thái cực quyền, mọi người nghe nói thường nghĩ tới 4 lạng đọ ngàn cân四两拨千斤.
TIÊU DUY GIAI: Ừ
PHÀN ĐĂNG: Vì thế, theo yêu cầu của đông đảo khán giả, mọi người rất mong bác thể hiện 展示 một chút cho chúng tôi xem, cảm giác bốn lạng đọ ngàn cân四两拨千斤là như thế nào.
TIÊU DUY GIAI: Trước hết tôi cần nói rõ một chút. Thể hiện展示 tức là trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tức là trong quá trình của một động tác chiến đấu 技击, trong một động tác rất nhanh, chúng ta muốn chỗ này này, tức là chạm tay, vừa mới chạm tay, vừa mới tấn công vào trung tâm của đối phương, trong cái khoảnh khắc gây tác động (把它掀起) đó, chúng ta sẽ kéo dài nó về mặt thời gian, nghiên cứu quá trình của nó, nghiên cứu mọi yếu tố (tính chất, tố chất) của nó. Đây mới là quá trình trưởng thành của Thái cực quyền.
Phàn Đăng: Thế nên có thể nói, tại sao Thái cực quyền đánh chậm như vậy, là bởi vì đang cảm nhận cái lực đó.
TIÊU DUY GIAI: Chậm không phải là mục đích. Chậm là phương pháp kéo dài nó về mặt thời gian.
Liang hongda: Cái Thái cực quyền này, dụng ý bất dụng lực. Nó gọi là quyền vô quyền, ý vô ý. Trong vô ý chính là chân ý. Thật ra, cái sự kéo dài mà thầy Tiêu vừa nói ấy, dùng cách mô tả mà trước đây có thể mọi người từng xem trong các tác phẩm võ hiệp truyền kỳ, lấy ví dụ người này khi đạt đến trình độ công phu nhất định, anh ta có thể cảm nhận được những thứ biến đổi rất tinh tế của sức mạnh từ bé đến lớn, từ lớn đến bé, từ không đến có, từ có đến không. Chẳng hạn như muỗi đậu xuống cánh tay anh. Cái vòi con muỗi đâm vào da thịt là phải dùng sức, cái sức này rất nhỏ. Cao thủ võ thuật cảm nhận được, và làm mất cái lực đó đi. Sau đó con muỗi cứ ở trên tay anh ta không bay lên được. Đương nhiên có thể ngày nay chắc là chúng ta không có ai làm được. Nhưng tôi tin rằng đây nhất định là cảnh giới rất cao của võ thuật. Trong Thái cực quyền có nói, không thêm một cọng lông, ruồi bọ không đậu xuống được, chính là logic này.
Phàn Đăng: Anh Liang nói cái này có thật không? Anh ấy lí giải thế có đúng không ạ?
TIÊU DUY GIAI: Anh ấy nói đúng đấy. Cái chỗ tinh tế nhất là ở đâu, chính là trong tích tắc bắt đầu từ không (đến có), là tích tắc muốn xuất (lực) nhưng chưa xuất. Đúng không nào.
Phàn Đăng: Tức là nếu muỗi đậu trên tay bác, bác có thể triệt tiêu lực của nó không ạ?
TIÊU DUY GIAI: Tôi không triệt được. Tôi đoán là bây giờ không có ai làm được nữa.
Liang hongda: Bây giờ chắc là không còn ai cao thủ như thế nữa.
TIÊU DUY GIAI: Vì thế chúng tôi bây giờ công phu rất giỏi chỉ còn là truyền thuyết thôi.
Phàn Đăng: Vậy, rất nhiều người không biết 四两拨千斤 rốt cục là một trạng thái như thế nào. Bác có thể dung phương pháp phòng thí nghiệm để cho chúng tôi nhìn thấy không.
TIÊU DUY GIAI: Trạng thái phòng thí nghiệm thì được. Ai lên đây phối hợp một chút. Lã Khánh.
(Lã Khánh): vâng đây ạ.
TIÊU DUY GIAI: Ở đây có rất nhiều thứ cần phải nói rõ. Người chúng ta cần đối phó không phải như mọi người tưởng tượng. Lực của anh đẩy tới tôi, tôi né qua rồi thuận theo hướng sức mạnh của anh kéo anh đi. Không phải là cái thứ đó.
Phàn Đăng: Cái này tầm thường quá.
TIÊU DUY GIAI: Không phải à cái đó. Bình thường người ta không ngờ chúng tôi sử dụng lực phản tác dụng (phản lực). Cái gọi là dụng ý, là dụng sự chú ý của tôi đi tìm hiểu phản lực của anh ấy. Sau khi cảm nhận được nó, tôi bèn lấy nó lên, lúc này anh ta sẽ thua. Bởi vì anh ấy không nhận ra phản lực của bản thân. Người bình thường chỉ quan tâm khu vực tác dụng (của lực). Cái phản lực này có rất nhiều thứ để làm. Nếu tôi đẩy anh ta thế này nhưng đẩy không nổi, thì tôi tìm thấy con đường của phản lực của anh ấy, "bỏ qua"tác động lực của anh ấy, thì anh ấy sẽ bị như thế này.
Phàn Đăng: Tôi phải phỏng vấn anh, cú nhảy khá khoa trương vừa rồi có phải chỉ là phối hợp với sư phụ không?
Lã Khánh: Cũng không phải, trong trạng thái vừa rồi nếu làm tốt thì anh cũng nhảy bật ra như thế. Tức là, vào lúc thầy phát lực sang thì tôi ở vào cái điểm không được chuẩn bị sẵn sàng.
Phàn Đăng: Thế à?
Lã Khánh: Vì thế, cái cảm giác đó là (do) tôi không chuẩn bị sẵn sàng.
Phàn Đăng: Có thể tiếp tục biểu diễn không ạ?
TIÊU DUY GIAI: Được chứ.
PHÀN ĐĂNG: Vậy bác làm lại đi, xem nào.
Lã Khánh: Khi tôi có sự chuẩn bị thì đương nhiên tôi sẽ không (như thế), tôi sẽ kháng cự lại. Nhưng nếu tôi không sẵn sàng
Phàn Đăng: Vậy lần này anh chuẩn bị sẵn sàng vào nhé.
Lã Khánh: Đúng thế mà, lần nào tôi cũng muốn chuẩn bị sẵn sàng.
Phàn Đăng: lần này nhất định phải chuẩn bị sẵn sàng đấy, không được nhảy nữa nhé.
TIÊU DUY GIAI: Về logic, tôi sẽ không để cho anh ấy chuẩn bị sẵn sàng. Chẳng hạn cái như vừa xong, anh ấy đã sẵn sàng chuẩn bị rồi. Anh ấy biết tôi chú ý vào tuyến phản lực đó. (Và) liên tục chú ý vào dưới chân anh ấy. Bây giờ nếu tôi tiếp tục động vào thì anh ấy đã chuẩn bị sẵn sàng.
Phàn Đăng: Đúng, không còn tác dụng nữa.
TIÊU DUY GIAI: Đúng, vậy thì tôi sẽ làm cái (khác) mà anh ấy chưa chuẩn bị, (thì) anh ấy vẫn bó tay.
Phàn Đăng: Ố.
TIÊU DUY GIAI: Đây không phải là phối hợp, không phối hợp nổi đâu.
Phàn Đăng: Anh Lương vừa xong xem có hiểu không?
Liang hongda: Cái này thì, bởi vì trong Thái cực quyền, ví dụ như Vũ thức Thái cực quyền, có một thứ gọi là Thính kình. Thực ra có thể chính là quá trình mà thầy Tiêu vừa thi triển.Tức là, ông dựa vào cảm nhận của bản thân. Chắc chắn không phải là nhìn thấy tuyến tác dụng của một loại lực, mà là thông qua cảm giác trên tay mình, cảm nhận được sức mạnh của anh truyền đến đâu. Lúc tôi đi phỏng vấn, được nghe một chuyện thật như thế này, là chuyện đời trên của Ngô thức Bát cực quyền truyền lại. Có một truyền nhân tên Ngô Hội Thanh, biệt danh bàn tay to. Ông ấy từ huyện NanPi đến thôn Mạnh. Ông ấy có người anh em kết nghĩa tên Yang Baleng. Lúc đãi cơm ông này, ông nói: anh ạ, anh xem công phu của em thế nào. Ba trong sau người đệ tử dùng dây quấn một vòng quanh cổ ông ta, hai bên nắm hai đầu dây kéo siết. Bên phải rồi bên trái, 6 người để tử đều ngã ra đất, ông này chẳng hề hấn gì. Ông ấy bảo: anh xem công phu của em thế nào. Ngô Hội Thanh bảo chẳng ăn thua. Nói rằng: nếu cậu có bản lĩnh thì thử làm thế này: buộc dây vào gốc cây, xem tôi có siết chết anh không. Trong việc này, giống với điều thầy Tiêu vừa nói, những loại kình như vậy, anh nghe nó bằng cách nào. Sợi dây là chết, nó không có phản ứng, thế mới nguy hiểm. Loại có phản ứng thì ta có thể lợi dụng nó.
Phàn Đăng: À, ra là thế.
---
(CLip) Cơ duyên nào khiến Tiêu Duy Giai tiếp xúc với Thái cực quyền chính tông?
---
Phàn Đăng: Cháu nghe nói về sau bác gặp được một vị sư phụ cự kì thâm hậu.
TIÊU DUY GIAI: Chuyện đó vẫn chưa phải là duyên phận với thái cực quyền. Bởi vì lưng tôi có tật mà, phải tìm trung y, tìm thầy xoa bóp, tìm thầy châm cứu. Tôi có một anh bạn, có vị sư phụ. Anh ấy bảo sư phụ anh chuyên xoa bóp. Anh ấy bảo nếu tôi giới thiệu anh là bệnh nhân cũng không hợp lý, chi bằng tôi giới thiệu anh đến học. Lúc đó tôi nghĩ rất đơn giản, mới học cấp 3. Tôi bảo tốt quá. Kết quả là gặp mặt ở nhà một người khác. Ông cụ đó rất hay. Đầu trọc, râu trắng, 86 tuổi. Vai hẹp thế này, eo to thế này.
Phàn Đăng: Đây có phải là tiêu chuẩn tốt không? Chả phải bây giờ cho rằng eo to không tốt à.
TIÊU DUY GIAI: Lúc đó, trong Bát quái chưởng gọi là lưng hùm eo gấu đấy.
Liang hongda: vai hẹp eo to. Cậu thấy Thần Châu số 7 chưa...
PHÀN ĐĂNG: Vậy đây là hình thể của người tập Bát quái chưởng.
TIÊU DUY GIAI: Ừ, ông cụ chính là bậc thầy Bát quái chưởng. Tôi bị thất kinh mấy lần ở ông ấy. Ở nhà người ta, vừa giới thiệu xong, nói là cậu ấy muốn theo học thầy. Muốn theo học tôi thì phải quỳ lạy. Tôi là đoàn viên thanh niên cộng sản, quỳ lạy gì. Tôi nói không được, cháu không quỳ lạy đâu. Ai ngờ ông ấy đã thích tôi rồi. Ông cụ thấy tôi thật thà. Tôi tìm ông ấy để xoa bóp. Ông ấy xoa bóp ở Thiên Kiều. Lần đó ông ấy khiến tôi rất kinh ngạc. Trước hết ông ấy bắt mạch cho tôi, bắt ở chỗ này. Tôi chưa từng thấy bắt mạch ở đây bao giờ.
Phàn Đăng: Bác tưởng ông ấy định bóp cổ đúng không.
TIÊU DUY GIAI: Không, ông ấy bảo ngồi xuống, sờ vào anh. Vừa mới sờ, ông bảo, trông cậu thế cả người thịt nhão đậu phụ.
Phàn Đăng: Thịt nhão đậu phụ?
TIÊU DUY GIAI: Ừ. Lúc đó tôi thấy mình tập thể dục dụng cụ, cơ bắp này không thể cọi là đậu phụ đúng không.
Phàn Đăng: Đúng, cơ bắp chứ.
TIÊU DUY GIAI: Ông ấy nói thịt đậu phụ, tôi thầm kinh ngạc. Bởi vì mặc dù bên ngoài tôi rất khỏe, tôi vẫn cảm thấy bên trong có chỗ nào đó không được chắc chắn. Tôi không cảm thấy mình khỏe mạnh.Vì thế ông cụ nói tôi thịt đậu phụ khiến tôi rất ấn tượng. Sau đó ông cụ bảo tôi nằm ra. Ông già 86 tuổi, hồi đó tôi nặng hơn bây giờ, hơn 65kg. Ông cụ hơi khuỳnh chân xuống, tôi nằm trên giường. Hai tay ông cụ luồn xuống dưới lưng và mông tôi bê cả người tôi lên, (?kéo căng) tôi mấy cái rồi lại đặt tôi xuống. Anh bảo tôi không kinh ngạc sao được. Ông cụ 86 tuổi.
Phàn Đăng: Ông cụ là đầu bếp kéo sợi mì ấy nhỉ (Cười)
TIÊU DUY GIAI: Chính bản thân tôi gặp, (?)chứ không ai có thể thuyết phục tôi
Phàn Đăng: Cả người bác ngang ra như thế à?
TIÊU DUY GIAI: Đúng, nằm thế rồi bê cả người tôi lên. Tôi rất kinh ngạc, ai ngờ chuyện đó chứ. Hôm đó kể rất nhiều chuyện. Hồi đó thực sự về mặt tư duy về cơ bản là
Phàn Đăng: Ông cụ là người từng đọ sức với người khác à?
TIÊU DUY GIAI: Tôi cũng hỏi ông cụ điều đó. Tôi hỏi trong đời cụ đã đánh nhau bao nhiêu lần rổi. Ông cụ bảo 1 lần. Chỉ đánh nhau có 1 lần thôi. Tôi hỏi đánh nhau như thế nào. Ông cụ bảo đi bảo tiêu. Hồi tôi mới được RuiFuXiang thuê, tôi rất trẻ. Người ta hỏi tôi, bảo tôi đi chuyển hàng, cần bao nhiêu người. Cụ hỏi bình thường phải bao nhiêu người. Họ nói 40. Bốn mươi người bảo vệ hàng. Ông cụ nói tôi đem 3 người thôi. Ông cụ kể quả nhiên dọc đường gặp phải bọn cướp. Bao nhiêu người. Ông cụ bảo cũng khoảng 40 người. Tôi hỏi vậy ông làm thế nào. Ông cụ nói chẳng làm thế nào cả, họ nói cả bốn người xông lên, ông cụ nói một mình tôi thôi.
Phàn Đăng: 3 người kia thì sao?
TIÊU DUY GIAI: 3 người kia tôi không cho xông ra. Ông cụ lần đầu tiên đi bảo tiêu.
Phàn Đăng: "nếu tôi có mệnh hệ gì thì về báo tin giúp."
(Cười)
TIÊU DUY GIAI: 40 người gục hết. Vì thế từ đó trở đi, cả đời tôi không đánh nhau lần nào nữa. Tôi đi chuyển hàng không ai dám ra cướp cả.
Liang hongda: Thế thì còn ai dám đánh nhau với ông ấy nữa.
TIÊU DUY GIAI: Không bao giờ bị cướp nữa.
Phàn Đăng: một người đánh bốn mươi người.
TIÊU DUY GIAI: Hồi đó tôi cũng không biết đường mà hỏi ông cụ theo học ai, truyền nhân thế nào đều không hiểu. Tôi chỉ nghe câu chuyện và thấy rất phấn chấn.
Phàn Đăng: Về sau Thái cực quyền của bác tiến bộ nhiều nhất là theo học ai?
TIÊU DUY GIAI: Phải qua rất nhiều năm sau. Tức là tôi đã tập loại thái cực quyền công viên hơn hai chục năm. Bởi vì mặc dù không hề gián đoạn, nhưng cũng không như về sau, ngày nào cũng tập. Trong quá trình đó, đã từng thử môn khác, cũng học Tôn thức thái cực quyền. Công phu cơ bản của Hình ý quyền cũng tập rồi, Bát quái chưởng căn bản cũng học rồi, nhưng đều không từ bỏ Dương thức thái cực quyền. trong quá trình tập luyện đó, tôi đều thử các loại. Trần thức thái cực quyền cũng học một bài, vì đều muốn so sánh mà. Nhưng một khi tìm thấy vị sư phụ thực sự về sau này, tôi đã bỏ hết mọi thứ kia, tập trung vào luyện môn này, đó là năm 1983.
Phàn Đăng: Năm 83 à.
TIÊU DUY GIAI: Đúng, từ 1959 đến 1983, 24 năm trôi qua.
Phàn Đăng: Năm 83 bắt đầu học Dương thức Thái cực quyền chính tông.
TIÊU DUY GIAI: Đúng.
Phàn Đăng: Vì sao sự phụ nhận bác?
TIÊU DUY GIAI: Qua người khác giới thiệu. Truyền nhân Dương thức thái cực quyền bắt buộc phải được người khác giới thiệu. Chẳng hạn hai anh biết nhau, anh muốn học anh ấy là không được, anh ấy phải nhờ tôi giới thiệu anh, hoặc bản thân anh đến tìm tôi và tôi cũng phải biết anh ấy để tôi giới thiệu anh. Mặc dù hai người biết nhau, vẫn phải có một người giới thiệu.
Phàn Đăng: Tại sao thế, có điều đặc biệt gì ở đây? (19'45")
TIÊU DUY GIAI: Đây là bắt buộc của quan hệ thầy trò từ xưa để lại.
Phàn Đăng: Đây thầy Thạch Minh, Dương thức Thái cực quyền?
TIÊU DUY GIAI: Đúng, thầy ấy cũng làm tôi kinh ngạc một lần. Bởi vì lần đầu tiên tôi gặp thầy - tôi quen thầy năm 1982 - thầy bèn hỏi tôi học như thế nào, tập như thế nào. Vì đã có người giới thiệu, thì thầy phải hỏi rõ. Tôi bèn trả lời, quá trình gian khổ của tôi. Thầy bảo tôi cũng dụng công không ít. Để xem tay chân thế nào. Giơ tay ra. Thầy đặt tay (搭手. Tôi giơ tay, vừa mới giơ tay, thầy vừa đặt tay, tôi đã ngã dúi dụi. Chưa chạm vào thầy, tôi đã ngã chúi.
PHÀN ĐĂNG: Chưa chạm vào?
TIÊU DUY GIAI: Chưa chạm vào. Đây chính là "lăng không kình". Chưa chạm vào thầy tôi đã ngã chúi. Tôi vừa chúi vừa kêu lên đây chính là thứ con tìm kiếm. Trong lòng tôi đã có mục tiêu, tôi đã biết trong Thái cực quyền có thứ như thế này, nhưng chưa được gặp. Lần này thì đã gặp được rồi.
Phàn Đăng: Ôi trời ạ. Anh đã nghe thấy điều này bao giờ chưa?
Liang Hongda: anh biết “Triêm y thập bát điệt” (chạm áo ngã 18 lần) chứ?
Phàn Đăng: Tôi từng nghe nói, trong sách kiếm hiệp.
Liang hongda: nguyên lý chính là như thế.
Phàn Đăng: Thực sự không cần chạm vào cũng được à?
Liang hongda: Không chạm vào. Vừa xong thầy Tiêu nhắc đến lăng không kình, cái này tôi gặp rồi. Lúc tôi ở Thương Châu, trong những người tập Bát cực quyền, tập Thông bối quyền (通背拳, Phi quải quyền (披拐拳, đều có người như vậy. Cái Lăng không kình này cũng không hoàn toàn là độc nhất Thái cực quyền mới có. Nhiều môn phái võ thuật có, đặc biệt là nội gia quyền. Tôi đã gặp một cáo thủ Bát quái môn và thử cái này. Không cần đến lúc chạm vào ông ta, mình đã tự rụng rồi, hoặc là dạt sang một bên, đó chính là lăng không quyền. Tôi cũng đã tận mắt thấy cao thủ như vậy.
Phàn Đăng: Không phải kiểu như nam châm từ tính...
Liang hongda: không phải không phải. Nếu là nam châm, con người anh là xương thịt, hút làm sao được. Anh cũng không thể thắt thắt lưng đầy người.
Phàn Đăng: Ôi, cái này chúng tôi chỉ mới thấy trong truyện kiếm hiệp. Là những "đông tà, tây độc" gì đấy, thì có những thứ này. Đây là cảm giác thực sự, hay là bác...
TIÊU DUY GIAI: Tôi nói với anh thế này nhé, đây cũng không phải chỉ TQ mới có. Theo tôi được biết, tôi đã xem cả clip lẫn gặp người thật. Lính đặc nhiệm của Nga hiện nay chuyên môn nghiên cứu tác động lăng không (cách không).
Phàn Đăng: (Kể chuyện) biên đạo của chúng tôi, cứ ngồi ở nhà thầy Tiêu mãi không ra về. Cố nằn nì đủ kiểu, đem về được một cuốn băng ghi hình, chưa từng được công khai. Biểu diễn của thầy Thạch Minh, mọi người có muốn xem không ạ?
Liang hongda: Công chiếu lần đầu hả.
Phàn Đăng: Công chiếu lần đầu. Thật đấy, chưa ai xem bao giờ.
---
(Clip, đề quay năm 1985)
---
Phàn Đăng: Tôi nhìn ra được một chiêu (động tác). Vừa xong, động tác dùng tay đẩy cách một cái đầu, gọi là cách sơn đả ngưu.
TIÊU DUY GIAI: Gọi là gì cũng không quan trọng. Có rất nhiều người, bao gồm những người xem clip này xong, đều bảo đây là hai bên phối hợp biểu diễn, là giả vờ.
Phàn Đăng: Không, tôi nghĩ có một điểm, tôi thấy không phải là giả vờ, đó là gì. Chính là động tác của những người ở đó, bị làm qua làm lại, (động tác đó) rất kì quặc, không phải là động tác bình thường, anh thấy không. Không phải loại động tác người ta thường biểu diễn...
TIÊU DUY GIAI: Muốn cố ý làm như thế cũng không làm được.
Phàn Đăng: Đúng rồi, là dạng động tác nằm ngoài sự điều khiển tự thân.
Liang hongda: Hồi đó còn chưa có hiphop, chẳng có gì (mọi người cười)
TIÊU DUY GIAI: Không có cái gì?
Liang hongda: không có hiphop, động tác kì quặc.
TIÊU DUY GIAI: Hồi đó hiphop ra đời rồi. Tức là, chúng tôi, chính vì hồi đó thầy ấy đã có bản lĩnh lớn như thế, hơn nữa hầu như ngày nào cũng thực hiện trực tiếp với chúng tôi. Trước đây tôi cũng từng tập quyền anh 3 tháng. Đấu vật cũng tập một chút. Cho dù tôi dùng cái gì, trước mặt thầy ấy thì tôi lại như con gà bị thầy dắt dây chạy lòng vòng. Chính cái sự thực đó, hơn nữa là một thực tế lặp đi lặp lại, liên tục mười mấy năm không nghỉ, mới để lại cho chúng ta một câu đố. Bản thân tôi bây giờ, thầy đã khuất rồi, tôi cũng dùng cả cuộc đời cố gắng để giải câu đố này.
Phàn Đăng: Câu đố gì ạ?
TIÊU DUY GIAI: Đây chính là câu đố của Thái cực quyền.
Phàn Đăng: Như của thầy Thạch Minh đây, như bác vừa nói, bác cũng đã thử đủ thứ như quyền anh hoặc các thứ các để tấn công
TIÊU DUY GIAI: Đúng thế.
Phàn Đăng: Có đúng là bác vừa đánh ra một đòn liền bị dẫn cho chạy khắp nơi?
TIÊU DUY GIAI: Đòn đánh ra đó không phải là thông thường.
Phàn Đăng: Bác có đánh thật không?
TIÊU DUY GIAI: À. Thầy ấy nói, giờ cho cậu ra đòn tùy ý. Tôi nói, đòn tùy ý thật ạ? Thầy bảo thật. Lúc đó tôi sợ đánh phải thầy, khoảng cách gần như thế, cú đấm của tôi đánh ra, đánh trúng vào đầu thì làm sao. Dù sao cũng là thầy. Tôi đứng cách ra thêm một chút, nhưng tôi xông vào thật. Cú đấm của tôi tung ra,
Liang hongda: dùng đòn đấm thẳng.
TIÊU DUY GIAI: Đòn đấm thẳng đánh ra, nhưng nắm đấm của tôi chưa (kịp) đấm ra, dừng lại, tôi lộn nhào một vòng, tâm vòng tròn chính là nắm đấm của tôi, rồi rơi xuống cỏ. Thầy ấy đứng ở vị trí đại khái như thế này, còn tôi thì ở đây. Vừa xuất chiêu, thì ở vị trí này tôi ngã lộn một vòng, chưa hề chạm vào thầy. Đây là chuyện có thật. Tôi không hề giả vờ. Thày bảo đánh đi, thì tôi đánh,
Phàn Đăng: Không, động tác như thế bác không giả vờ được. Tôi tin chắc là một người muốn đấm ra, rồi ngã lộn vòng ở ví trị này, thì không thể giả vờ được.
Liang hongda: Vâng, thưa thầy Tiêu, lúc đó ông ấy bảo thầy đánh, thầy cũng không hề đánh giả vờ tí nào, mà là dùng sức thật đánh ra luôn à?
TIÊU DUY GIAI: Đúng.
Liang hongda: Thế thì nếu lúc đó thầy giữ lại một phần sức lực, thì có phải là sẽ không bị ngã như thế không? Chính là vì thầy đã dùng sức rất mạnh?
TIÊU DUY GIAI: Đúng thế. Cho đến lần thứ 2, đó là lúc đài truyền hình Pháp đến quay phim chúng tôi ở Tử Trúc Viện, ông ấy muốn lặp lại điều này. Lần đầu là trên bãi cỏ của Khách sạn Hữu Nghị, đây là nền đá, tôi không dám. Vì thế tôi dùng lực ít hơn, nên không ngã lộn cổ, nhưng tự mình kéo giật mình lên. Đó là mức độ giảm đi nhiều mà vẫn còn như thế.
Phàn Đăng: Tự mình giật mình lên ạ, cảm giác rất đáng sợ.
TIÊU DUY GIAI: Vì thế trong các tiểu thuyết như của Kim Dung, viết về kiểu như hấp tinh đại pháp, càn khôn đại na di pháp v.v... đều có thật ở chỗ chúng tôi. Sức lực của anh chạy lung tung, không theo điều khiển của anh, đúng chưa. Xong rồi, anh mà ráng sức thế này, kết quả như là bị người ta hút anh lại.
Phàn Đăng: Ồ.
TIÊU DUY GIAI: Ở chỗ chúng tôi đều có đấy. Ít nhất là ở chỗ anh ấy đều có (ngón cái chỉ sang trái, phía Liang hongda).
Phàn Đăng: Vậy trình độ của bác bây giờ có đạt đến trình độ của thầy Thạch Minh không ạ?
TIÊU DUY GIAI: Ái chà... rất đáng tiếc, có lẽ được 3 phần, còn kém 7 phần.
Phàn Đăng: Bác đang khiêm tốn hay đánh giá thực sự đấy?
TIÊU DUY GIAI: Nhận xét thật đấy, hơn nữa chúng tôi, thế hệ này qua thế hệ khác, phải nói bắt đầu từ Dương Lộ Thiền, sau đó Dương Kiện Hầu, Dương Ban Hầu là con ông ấy. Sư thái gia của tôi Uông Vĩnh Tuyền, ông cũng là đệ tử của Dương Kiện Hầu, Dương Thiếu Hầu và Dương Trừng Phủ. Nếu xét chính thức thì là đệ tử của Dương Trừng Phủ. Ông nói ông chỉ học được những thứ bề mặt của Dương gia mà thôi, đây không phải là nói khách khí đâu. Ông bắt đầu học từ Dương gia từ năm 7 tuổi, năm 1926 đã bắt đầu dạy, cho đến 1987 qua đời mới thôi. Vậy công phu của ông đã rất truyền kì rồi, tôi thì chưa từng được thấy. Các vị sư thúc sư gia của tôi đều kể, nếu mình xuất một đòn với ông ấy, ông chỉ vỗ nhẹ một cái, vỗ cho mình từ đây ra luôn bức tường kia, mình trượt từ trên tường xuống đất, mà lại cảm thấy rất khoan khoái, muốn được đánh lần nữa.
Liang hongda: Cái này giới võ thuật gọi là treo tranh lên tường.
Phàn Đăng: Treo tranh lên tường à. Người văng ra tường không trụ nổi nữa, mọi người ạ.
TIÊU DUY GIAI: Không phải, mà là có tác dụng chữa trị. Thứ nhất là nó có thể đẩy lùi sự tấn công của anh, thứ hai nó còn chữa bệnh cho anh.
Phàn Đăng: Trời ạ.
Liang hongda: Cũng giống như 拍打(vỗ?). Về nguyên lý cơ bản là giống như vậy.
TIÊU DUY GIAI: Nhưng mà rất đặc biệt. Lần duy nhất của thầy ấy đánh nhau thật sự, là ngay trước giải phóng. Lúc đó quân đội Nhật đã rút khỏi, gặp phải lính Mỹ. Lính Mỹ đánh cái này (làm động tác), hai bên xảy ra mâu thuẫn. Thầy bảo một chưởng đó, bốp. Mặt đường có cái cửa sổ, gã lính Mỹ ngồi luôn lên bệ cửa sổ.
Liang hongda: Đây là mời ngồi, sitdown pls.
Phàn Đăng: Cũng có cả tác dụng xoa bóp nhỉ.
Liang hongda: Nhưng thật ra là, chúng ta xem, vừa xong ngài Tiêu kể cho chúng ta rất nhiều về cái này, có thể chúng ta cảm thấy, sao chúng ta không gặp được nhỉ. Thực ra trong Thái cực quyền, thứ mà mọi người thường hay thấy trong công viên có rất nhiều người cao tuổi tập với thứ ngài Tiêu nói về Thái cực quyền không hoàn toàn giống nhau. Gốc gác chuyện này thì tôi đã từng có khảo sát tìm hiểu. Tức là hồi đó khi Dương Lộ Thiền đến Bắc Kinh, vào dạy võ trong vương phủ, sau khi trở nên có danh tiếng, lúc đó có rất nhiều vương công quý tộc tìm ông ấy để học. Trong võ thuật, tôi phải giữ lại cái tuyệt kĩ, không thể dễ dàng đem dạy người khác, đó là thứ nhất. Thứ hai là, nhưng người đại phú đại quý kia cũng không chịu nổi gian khổ của việc tập võ. Cho nên lúc đó nếu không dạy họ thì cũng không được. Lúc này con trai Dương Lộ Thiền là Dương Kiện Hầu, là một người có kiến thức (văn hóa), ông đã cải tiến Thái cực quyền gốc, tức là sửa tiểu giá thành trung giá để dạy bọn họ. Đến đời Dương Trừng Phủ thì đã vào thời dân quốc, ông lại đổi trung giá thành đại giá, càng thêm thư giãn chậm rãi, tức là anh tập không giỏi lên nhưng cũng không hỏng người, cứ tập thế đã. Cho nên, thật ra, cái chúng ta nhìn thấy đa phần là Dương thức Thái cực quyền, là Thái cực quyền của Dương Trừng PHủ, chứ không phải là thứ cốt lõi của môn Thái cực quyền. Cái khác biệt giữa "nội môn" với "ngoại môn" là rất lớn. Cho nên chúng ta không phải ai cũng có duyên gặp được thứ Thái cực quyền thần kỳ như của ngài Tiêu đây.
Phàn Đăng: Nội dung cốt yếu của Thái cưc quyền có lẽ chỉ có một vài người thừa hưởng được.
TIÊU DUY GIAI: Còn một điều nữa, là những thứ Dương thức Thái cực quyền không thực sự truyền ra ngoài đó là các kĩ thuật đạo gia, công phu đạo gia. Công phu đạo gia không phải là võ thuật, là thuật dưỡng sinh, luyện trường thọ. Nhưng chính cái đó khi kết hợp với võ thuật lại làm võ thuật mạnh lên rất nhiều. Bộ phận kiến thức này xem ra đã không được truyền ra ngoài.
Phàn Đăng: Bác cũng không biết à?
TIÊU DUY GIAI: Kỹ thuật (động tác?) thì có truyền lại rồi.
Liang hongda: Đấy chính là chỗ chúng ta cảm thấy, vì sao võ thuật lại rất đặc biệt trong hệ thống kĩ thuật chiến đấu của thế giới. Như hồi trước tôi làm ở tạp chí võ thuật, tôi đã nghĩ, tôi bảo đều là do con người sáng tạo ra, tại sao võ thuật nhất định lợi hại hơi quyền Thái, hơn quyền anh, hơn Karate, hơn Taekwondo... tôi nghĩ không nhất định là như vậy. Tôi lại cho rằng chỗ khác biệt lớn nhất giữa võ thuật với các môn kia, anh xem, võ sĩ quyền Thái có kĩ thuật căn bản là ở khuỷu tay và đầu gối, quá trình tập luyện của anh ta là đánh vào cọc, tôi cho đó là thứ vận động làm tổn hại đến cơ thể (伐身运动), tức là làm tổn hại đến sự sống của anh. Kể cả quyền anh, kh