DƯƠNG THỨC THÁI CỰC QUYỀN CHÂN TRUYỀN
PHỎNG VẤN PHÓ CHỦ TỊCH HIỆP HỘI VÕ THUẬT BẮC KINH
"UÔNG VĨNH TUYỀN TIÊN SINH"
(Tác giả: Dân Thu – 民秋
Biên dịch: NVT – TCQ UMHN)
Theo Uông công Vĩnh Tuyền kể lại, cha của người là Uông Sùng Lộc cùng với Phổ Luân Bối tử theo học võ nghệ với Dương Kiện Hầu trong nhiều năm, bản thân Uông công 7 tuổi đã bắt đầu theo cha đến Dương gia luyện công, cho nên có cơ hội theo Dương Ban Hầu và cha con Dương Kiện Hầu đến Dương Thiếu Hầu, Dương Trừng Phủ học quyền, đến năm 1917 khi 14 tuổi, được chỉ định theo Dương Trừng Phủ luyện công, tinh thông kỹ kích, đi sâu binh khí, đến năm 1928 Dương Trừng Phủ xuống phương Nam, mới dừng được trực tiếp thụ giáo. Trong nhà họ Dương có cơ hội theo học Dương thức Thái cực quyền của bốn truyền nhân, được như vậy có lẽ không có người thứ hai. Thời kỳ của Uông công, trong nhà họ Dương có những người được chính thức bái sư có Điền Triệu Lân, Diêm Nguyệt Xuyên, Ngưu
Xuân Minh, Thôi Nghị Sĩ, Lý Diệc Xa, Phó Trung Văn. Uông công khi về già, thường kể những câu chuyện về truyền nhân thái cực quyền Dương thức, đến tình cảnh của những người sáng tạo ra Ngô thức, Tôn thức để mọi người được bổ sung kiến thức liên quan, mở rộng tầm nhìn.
Uông lão có kể với chúng tôi, do đặc định hoàn cảnh xã hội khi đó, việc dạy quyền của Dương gia có sự khác biệt giữa trong nhà và bên ngoài. Thứ truyền ra bên ngoài là trang giá dưỡng sinh, kỹ thuật chiến đấu thì không được truyền. Ông với gia quyến nhà họ Dương, được xem là mấy đời thân nhau, cho nên mới được phép vào nhà họ Dương để học và được dạy những thứ gia truyền. Ví dụ như, bên ngoài luyện quyền yêu cầu trầm vai rơi chỏ, khi ông học quyền thì yêu cầu mở ngực trương chỏ, yêu cầu gân cốt phải kéo dãn trước tiên. Đặc biệt nhấn mạnh lấy “Trung” làm chủ. Khi luyện thì biết đạt được “Trung” bản thân, khi dùng thì biết đạt “Trung” đối phương. Khí trầm Đan Điền, tức không phải ép, không phải tụ, mà là Tán, giống như vân sóng nước tản ra lớp lớp khi ném viên sỏi xuống mặt hồ. Làm cho khí thuận theo hai bên hông đi xuống gót chân mặt cách tự nhiên thư giãn; đồng thời nhấn mạnh tam liên giá, cũng gọi là ba vòng đỡ, tức là vòng vai, vòng eo, vòng hông. Ba vòng này lại chia ra trên dưới, trước sau thành 6 nửa vòng, ở giữa là chính khí ngay thẳng quán xuyến.
Nói đến phương diện thôi thủ chiến đấu, khi đó Dương Trừng Phủ còn truyền cho ông 5 loại kình đặc biệt: Vấn, Tống, Nã, Đàn, Lãnh, ngoài ra còn có Phách đoạn kình, Phất kình và thấm kình. Đây là công pháp bí truyền trong gia đình, chúng tôi nghe mà chưa hiểu, xem mà chưa rõ, Uông lão vừa hành động vừa giảng giải: “Khi tiếp thủ cần điểm không cần diện, cần diện hai bên không đổi, ngẫu nhiên diện giáp diện, kịp thời lỏng ra biến”. Tức nhấn mạnh diện tiếp xúc một thốn đều không được. Cần dùng các giải pháp: lăn, đè, bẻ, miết để khống chế kình đối phương. Tiếp theo, Uông lão lại giải thích một cách sinh động về Bằng, Lữ, Tê, Án: Bằng, như nước đẩy thuyền trôi; Lữ, dẫn kình đến của đối phương đến trung tâm của ta. Tê, nhưng bóng bật tường, như đồng xu đập mặt trống; Án, như mở nắp hòm, mở bản lề mới hiệu quả.
Uông lão khiêm tốn nói: “Công phu của tôi học vẫn chưa đạt đến nhà họ Dương, ngày xưa công phu nhà họ Dương thật không tưởng”. Ông kể một lần chắp tay hành lễ Dương Ban Hầu, Dương Ban Hầu mở miệng cười, dùng ngón tay nhẹ nhàng điểm lên lưng bàn tay của ông, ngay lập tức, ông bị bắn văng đi hơn trượng. Kể tiếp, Uông lão vén ống tay áo bên phải lên, chỉ vào vết sẹo mờ có thể nhìn thấy ở cạnh trong cổ tay và nói: “Đây là một lần, thầy Dương Trừng Phủ bảo tôi dùng kiếm đâm tới, kết quả người chỉ cầm một mẩu gỗ, nhanh như chớp, gạt đỡ rồi tấn công, phát thốn kình khiến tôi bị thương, lưu lại kỷ niệm còn mãi này”.
Sư tổ Dương Thức Thái cực quyền Dương Lộ Thiền, lần đầu tiên dạy võ cho con cháu quý tộc trong Vương Phủ, phát huy sở trường về nhu hòa, công phu có sự kết hợp cương nhu bên trong, bắt đầu tạo nên kình pháp nội công của khinh linh viên hoạt và lỏng tĩnh trầm ổn, thể hiện đặc điểm chiến đấu “trong bông có kim”, tác dụng kỳ diệu của thuật “bốn lạng đẩy nghìn cân”, tạo nên hình mẫu Dương thức Thái cực quyền. Chính vì thế quyền pháp này mới thu hút quần chúng theo đuổi luyện tập rèn luyện sức khỏe phòng thân, cho nên sau này nước cộng hòa nhân dân Trung hoa thành lập, ủy ban thể thao quốc gia đã lấy bài quyền 88 thức của Dương Trừng Phủ để ưu tiên quảng bá. Nhưng về phương diện chiến đấu của Dương thức Thái cực quyền, Uông công có công phu xuất trúng về Dương thức thái cực quyền, nó góp phần phát huy nguyên lý “động trung cầu tĩnh, dĩ tĩnh chế động”, đặc biệt là thể hiện được nội hàm chân thực của cương nhu tương tế, dĩ nhu khắc cương trong Thái cực quyền Dương thức, đưa công phu độc đáo lực đàn hồi đến cảnh giới thần kỳ. Vậy mà Uông công chỉ khiêm tốn nói “chỉ là do luyện thuần thục”, thế nhưng trong giới võ thuật đều hiểu biết về con người ông, công phu và uy danh của ông đã sớm được công nhận.
Một số tư liệu về Thầy Uông Vĩnh Tuyền:
2. Thầy Uông Vĩnh Tuyền giảng về LỎNG, VỮNG, CHẬM, ĐỀU, TÁN
3. Uông Vĩnh Tuyền truyền nhân của 3 vị thầy nhà họ Dương
4. Video: Thầy Uông Vĩnh Tuyền (Wang Yongquan) 1903 - 1987
5. Video: Thầy Uông Vĩnh Tuyền (Wang Yongquan) thao quyền
6. Video: Thầy Uông Vĩnh Tuyền (Wang Yongquan) đẩy tay những năm cuối
Thông tin về các lớp tập tại CLB Thái cực quyền Dương thị Uông mạch Hà Nội:
Lớp thái cực quyền truyền thống
và Lớp Khí công thái cực quyền để phục hồi sức khỏe