Thầy Uông Vĩnh Tuyền giảng về LỎNG, VỮNG, CHẬM, ĐỀU, TÁN
(Biên dịch : NĐK - CLB TCQ DTUM
từ 杨式太极拳术真 Dương thức thái cực quyền thuật chân)
Thầy Uông Vĩnh Tuyền nói về điểm đặc biệt của Dương thị Thái cực quyền chính là tự nhiên, dịu êm, toát lên vẻ đẹp của động tác, do vậy khi tập luyện cảm thấy dễ chịu.
Luyện quyền cần dụng ý buông lỏng, ổn định, vững chắc, chậm và đều đặn. Việc này giúp cho người tập từng bước lĩnh hội vận dụng nội khí đạt tới lỏng- tán- thông - không.
1. LỎNG chính là toàn thân buông lỏng, từ thần thái tới động tác đều không căng thẳng, chú ý khắc phục dùng lực, khôi phục tự nhiên và còn trước sau như một. LỎNG là điều kiện tiên quyết, là Tâm tĩnh là giữ tâm khí buông lỏng đồng thời toàn thân xương khớp cơ bắp cũng theo đó buông lỏng liền mạch tới tận bàn chân, nội khí luôn buông trầm và lỏng.
Nhất định chú ý không dùng trọng lượng toàn thân ép xuống chân tay, đầu gối, cẳng chân, không cần dùng quá nhiều sức lực. Bụng dưới từ đầu đến cuối luôn mềm lỏng, không được căng thẳng ưỡn ra. Khí trầm đan điền là chỉ việc dụng ý niệm hướng dẫn liên tục không đứt đoạn và từ từ hướng về đan điền trầm xuống, tuyệt đối không thể hiểu là cái ao, cái hố để mang nội khí ép, đè xuống đan điền. Lỏng là mang ý nghĩa tích cực chứ không tiêu cực, cần phải thực hành xong Lỏng không được dừng nghỉ.
Nâng cao tinh thần, làm tới dùng ý dẫn khí, dụng khí vận thân một cách xác đáng, làm khí chu lưu toàn thân tiện lợi câu thúc cơ thể thoải mái, thông suốt, bình tĩnh.
2. VỮNG, chính là hành động trầm ổn. Từ tinh thần đến dáng vẻ cần phải duy trì cân bằng. Khi luyện quyền, thân trên cần phải tự nhiên ngay thẳng, không được cúi trước ngửa sau, trái phải lắc lư. Thân dưới tiến thoái, xoay chuyển nhẹ nhàng viên hoạt, ổn định, để chống đỡ thân trên. Như vậy có thể làm tới nơi tới chốn động tác vững vàng ổn định, không tự mình làm biến đổi và mất đi trọng tâm nhằm đạt được yêu cầu quan trọng nhất là sự ổn định, phòng chống tinh thần bị tản mạn, rối loạn.
Bất luận là luyện quyền hay luyện thôi thủ đều không được căng thẳng hay dụng lực. Vững vàng đương nhiên không phải là sự cứng nhắc bị động mà là chủ động. Cần nỗ lực duy trì trạng thái cân bằng ổn định, cùng với việc sử dụng tư thế và nội khí để vận dụng "đắc tâm ứng thủ ". Việc này có ích lợi cả trong dưỡng sinh và tự vệ.
3. CHẬM, chính là vận thân chậm rãi. Trong quá trình luyện quyền cần duy trì tốc độ chậm rãi từ tốn một cách thích đáng, để làm tốt dùng khí vận thân, sử dụng nội khí đầy đủ từ chứa nạp, vận hành thông suốt không gặp trở ngại gì, cùng với tiết tấu động tác nhịp nhàng có sự điều tiết theo quy luật của hô hấp, đồng thời cẩn thận chiếu theo các yêu cầu, nguyên tắc. Tự mình kết hợp giữa tư thế và động tác, uốn nắn sai lệch thì sẽ có thu hoạch. Nếu như động tác quá nhanh sẽ rất khó đạt được mục đích kể trên.
Tuy nhiên không phải nói chậm là làm chậm, càng chậm càng tốt mà là phải căn cứ theo yêu cầu thể chất của mỗi người và ý đồ, mục đích thích hợp để điều tiết mức độ nhanh chậm, điều kiện phát sinh biến hoá cần phải điều chỉnh thêm nữa. Như vậy có thề đạt tới chậm mà không bế tắc.
Chậm rãi trong quá trình vận hành động tác, có lặp đi lặp lại cần duy trì khinh linh, không được phát sinh bế khí, đờ đẫn ngưng trệ làm cho vận động bị cương mãnh cứng nhắc.
4. ĐỀU chính là động thái đều đặn bất luận động tác, tư thế hô hấp phải duy trì đều đặn. Trong đều đặn của động thái, cơ thể trước tiên phải lỏng, vững, chậm. Luyện quyền thức nối thức cần phải liên tục không gián đoạn, cái gọi là “vận kình như kéo tơ” chính là không thể lúc nhanh lúc chậm.
Mỗi một thức bắt đầu từ “khởi điểm” thông qua vận hành để tới kết thúc, sau đó phải “biến đổi” đến thức mới. Ở đây thể hiện tính chất liên tục, có tiết tấu nhịp nhàng của sự kết hợp, nó là một quá trình trọng yếu, từ đầu tới cuối cần duy trì sự đều đặn, không xuất hiện kiểu vận động dị thường trái quy luật, đồng thời hơi thở cần phải phù hợp với động tác và tư thế, duy trì đều đặn, tự nhiên. Như vậy đều đặn không phải là hoàn toàn bị động và tuyệt đối. Có thể đạt được thuận lợi, hài hoà. Gộp lại những thứ đó, người tập đạt được trình độ nhất định, có nền tảng đưa thêm nội công vào luyện tập, tìm hiểu sự huyền bí của “lỏng, tán (tản), thông, không”.
Đây chính là con đường chắc chắn phải đi qua của luyện tập Thái cực quyền công phu. Khi vận động nội khí khiến toàn thân khai mở.
5. TÁN (tản) là quá trình có thể được ví von như ném hòn đá xuống nước, nó hình thành các gợn sóng dần dần tản ra, vận dụng loại hình dung này có thể dẫn dắt nội khí phát ra ngoài. Cần phải làm cho được “tản (tán)” chính là nhất thiết sử dụng nội khí khiến cho toàn thân thông suốt không gặp trở ngại gì, không đình trệ.
Trong lúc luyện quyền, tiền nhân đã đúc kết kinh nghiệm là “chỏ không mở rộng ( xoè), vai không lỏng, ngực không khai mở, khí không thông”, việc chúng ta cần hiểu rõ mở chỏ, lỏng vai, khai mở ngực có quan hệ mật thiết với động tác, tư thế khiến cho nội khí thông suốt.
Nhất định lưu ý: lỏng vai không phải là chùng vai, mở chỏ không phải vểnh chỏ, khai mở ngực không phải là ưỡn thẳng ngực. Làm được khai mở ngực, xoè chỏ có thể sản sinh hiệu quả thông khí, nội khí thông suốt trôi chảy sẽ điều tiết tạng phủ bên trong cơ thể, khí huyết lưu thông sẽ bảo vệ cơ thể không cho bệnh tật xâm nhập làm hại, không phụ thuộc vào người khác và hoàn cảnh mà đều tự mình chủ động, vì thế Lỏng, Tán(tản), Thông, Không bất luận là dưỡng sinh hay tự vệ đều rất trọng yếu.
Một số tư liệu về Thầy Uông Vĩnh Tuyền:
2. Phỏng vấn Thầy Uông Vĩnh Tuyền
3. Uông Vĩnh Tuyền truyền nhân của 3 vị thầy nhà họ Dương
4. Video: Thầy Uông Vĩnh Tuyền (Wang Yongquan) 1903 - 1987
5. Video: Thầy Uông Vĩnh Tuyền (Wang Yongquan) thao quyền
6. Video: Thầy Uông Vĩnh Tuyền (Wang Yongquan) đẩy tay những năm cuối
Thông tin về các lớp tập tại CLB Thái cực quyền Dương thị Uông mạch Hà Nội:
Lớp thái cực quyền truyền thống
và Lớp Khí công thái cực quyền để phục hồi sức khỏe