Thái cực quyền và phản xạ có điều kiện
Tiêu Duy Giai (Tháng 10 năm 2016)
Người dịch: TCQ DTUM HN
Thái cực quyền, không đi con đường cường hóa các tính năng của phản xạ có điều kiện (PXCĐK). Nó phải thoát khỏi những điểm tiêu cực của phản xạ có điều kiện, nói cách khác là cần thẩm định lại các phản xạ có điều kiện, giữ lại những thứ hữu dụng và bỏ đi những thứ vô dụng.
Quan điểm rõ ràng của thái cực quyền chỉ ra: “Thái cực quyền thuận theo tự nhiên”, “Hậu thiên tiếp (tiếp nối, tiếp thu) tiên thiên”, “Hậu thiên nghịch vận (vận dụng ngược lại) tiên thiên hoàn”. Đây là phương pháp luyện tập, nó phù hợp tuyệt đối với đạo lý “vi vô vi”, “phản phác quy chân” của Đạo gia, “tất thảy hữu vi pháp, như mộng huyễn bọt bóng, như ánh chớp giọt sương, nên quán tưởng như vậy” của Phật gia... Cũng chính là, từ trong trí tuệ của cổ nhân đã đạt được sự ủng hộ mạnh mẽ.
Thái cực quyền luận của Vương Tông Nhạc cũng từng minh xác chỉ ra rằng, “hữu lực đả vô lực, thủ mạn nhượng thủ khoái...phi quan học lực nhi hữu vi dã (có lực đánh thắng vô lực, tay chân chậm thua tay chân nhanh...việc này không liên quan gì tới học lực), “Âm Dương tương tế, phương vi đổng kình” (âm dương tương trợ lẫn nhau, như vậy mới coi là hiểu kình), sau đó lại có “mặc thức sủy ma, giai cập thần minh” (yên lặng mà suy ngẫm, chiêm nghiệm, sẽ dần tiến tới độ minh mẫn về thần thức).
Tổng hợp những phương hướng kể trên, có thể thấy rõ, nghiên cứu lực học của cơ thể con người trong thái cực quyền, thông qua con đường tư duy và tìm tòi nghịch hướng, khắc chế những PXCĐK hình thành ở quá trình sau này (hậu thiên) cùng với những hạn chế đủ các loại định hình động lực mà nó gây ra, đi sâu vào lĩnh vực thuần nhiệm tự nhiên của tiên thiên. Sự cao siêu của kỹ nghệ thái cực quyền cũng chính là nằm ở đó.
PXCĐK không phải đến từ ngay khi vừa bắt đầu hình thành mầm sống ra, mà nó đều nằm ở hậu thiên, đều là sản phẩm của quá trình kinh qua, kích thích, kinh nghiệm, luyện tập từ lúc hình thành bào thai cho tới sau khi ra đời. Không chỉ như vậy, trong vận động tự thân của con người, tự giác hay không tự giác đều chịu sự không chế toàn diện của hệ thống PXCĐK, thậm chí bao gồm cả mô hình tư duy có nền móng từ PXCĐK, do chính cảm nhận “từ thói quen mà thành tự nhiên” của con người, đồng thời ngộ nhận là một loại “tự nhiên”, “tự ngã” khó có thể phá bỏ.
Phạm vi ý thức hiện hữu của chúng ta, bao gồm một bộ phận phạm vi vô ý thức đã bị chiếm lĩnh bởi PXCĐK, là sự thống trị của PXCĐK. Không chỉ vậy, kể từ thời điểm xuất hiện học thuyết về PXCĐK của học giả người Nga IvanPrtrovichPavlov, thì toàn thế giới đều chịu sự thống trị của học thuyết này.
Còn đối với Thái cực quyền, không đi con đường cường hóa các tính năng của phản xạ có điều kiện. Nó phải thoát khỏi những điểm tiêu cực của PXCĐK, nói cách khác là cần thẩm định lại các PXCĐK, giữ lại những thứ hữu dụng và bỏ đi những thứ vô dụng, mà cho dù thành phần có tác dụng được giữ lại cũng phục tùng vô điều kiện sự chỉ huy của “thần ý khí” trong “tư duy lực” đã luận giải trong kỳ số 10 tạp chí này năm nay). Tư duy lực chính là con đường nhất định phải trải qua để đưa ý thức tự giác của con người đi sâu vào lĩnh vực phi PXCĐK. (Rộng lớn hơn tư duy hơn, tôi tiến cử phát hiện đột phá của đại phu Lưu Hợp Quần “học thuyết mạng lưới lực”, nó đã thể hiện giá trị sử dụng của mình trong thực hiện trị liệu y học, đồng thời nhận được sự đồng thuận và tán dương cao độ của giới y học trong và ngoài nước).
Chúng tôi không có ý định phủ nhận lý luận và ý nghĩa thực tiễn của PXCĐK, cũng giống như thuyết tương đối của Anhstan hoàn toàn không phủ định học thuyết Newton, mà chỉ là đột phá giới hạn của ông ấy. Trong hệ thống tự thân của khoa học Tây phương cũng không ngừng tiến thủ và hoàn thiện, tiếp tục những công hiến của mình đối với loài người. Cái chúng ta cần nói tới là những thứ con người có thể cảm nhận có thể biết được, có thể học tập và thao túng nó.
Tự nhiên tiên thiên chí năng (Chức năng của tự nhiên tiên thiên)
Việc khởi phát và mục đích của động tác trong PXCĐK mặc dù là tự giác, tuy nhiên trong quá trình phản xạ bản thân lại không nhận sự không chế của ý thức tự giác, nó mà mù quáng. Trong giờ học môn sinh vật thời trung học chúng ta đã đâm vào con ếch: Bạn đam nó, nó sẽ giật lên, “kích thích – phản ứng”, trong đó không có sự tham gia của ý thức. Bình thường khi chúng ta xuất thủ, phải có ý thức hành động gọi là kích thích, còn cơ bắp cử động từ đầu tới chân đều không có sự tham gia hoặc không chế của ý thức, vì vậy giữa ý thức và động tác có rất nhiều điểm mù, không đạt được sự đồng bộ. Còn toàn bộ quá trình cử động của TCQ đều có ý thức, không có điểm mù, đó là điểm không giống nhau. Thái luận nói, “ý là lệnh, khí là cờ”, đã dùng hệ thống chỉ huy quân sự phong kiến để miêu tả mối quan hệ giữ ý và khí, để chỉ ra rằng giữ ý và thể không có điểm mù, mà có sự liên tiếp, đồng bộ một cách cao độ, hoặc là mặc độ đồng hộ cao hơn rất nhiều so với PXCĐK.
Trong động tác của Thái cực quyền chân chính không tồn tại sự cách biết về mặt thời gian giữa ý và thể như trong PXCĐK. Chúng ta nghiên cứu thấu đạt cả quá trình PXCĐK, giải quyết hết các vấn đề về sự đánh mất liên hệ tương hỗ giữ ý và thể, sự trói chặt lẫn nhau của các cơ bắp, xương khớp, sự cản trở và những điểm không có sự liên hệ. TCQ giảng xuyên suốt về kình, về tư duy lực của sự cử động, thứ đó từ đầu tới cuối phải chịu sự khống chế của ý thức, về thế đã phá tan được tính cục bộ của hệ thống PXCĐK. Cử động là hệ thống tự nhiên của nhân thể, đó là hệ thống mà bản thế đến trước khi nhân thể hình thành PXCĐK, đó cũng chính là hệ thống phản xạ không điều kiện. Cái hệ thống phản xạ không điều kiện đó mới là kết quả hình thành của quá trình tiến hóa lâu dài, xuất hiện ngay từ khi hình thành mầm sống, hệ thống của tiên thiên, phù trách việc điều tiết tuyệt đại bộ phận trong và ngoài của con người. Trong thần kinh học, nó thuộc về cấp thấp (PXCĐK thuộc về cấp cao), hơn nữa không thể không chịu sự khống chế và ảnh hưởng của hệ thống PXCĐK. Thật không ngờ, phản xạ không điều kiện là cơ sở của PXCĐK, thiếu đi cái trước thì không thể có cái sau. Tuy nhiên không chúng ta còn nhỏ, con người không có ý thức tự giác, lại không có cách nào để nhận thức được trạng thái tự nhiên của chính mình; Rồi ý thức sau này, lại đi cùng với PXCĐK, hơn nữa lại phát triển trên cơ sở PXCĐK, nên mới khiến chúng ta hiển sai là “tự nhiên”.
Lúc bắt đầu học chỉ đồ vật, nắm đồ vật, bước đi, con người đã nuôi dưỡng các PXCĐK một cách không tự giác. Cho nên Thái luận mới nói rằng, đây đều là “tiên thiên tự nhiên chí năng”. Kỳ thực chỉ có thể nói là, “xã hội hóa các chức năng tự nhiên của tiên thiên”, mà những thứ đã xã hội hóa thì đều là hậu thiên, không phải là “những chức năng tự nhiên tiên thiên hình thành từ khi mới sinh ra” của loài người.
Lực học sinh vật của phản xạ không có điều kiện
Tự nhiên sẽ có người hỏi, vậy thì tại sao không thể từ nhỏ đã bồi dưỡng chức năng tự nhiên tiên thiên của nhân thể một cách có ý thức? Từ nhỏ có thể làm được việc đó, những đứa trẻ nhà Lão Dương chính là lớn lên như vậy, chính là được bồi dưỡng từ nhỏ.
Tôi nhớ rằng, những năm 60 có một tin tức, không còn nhớ chính xác là của nhà nào, ông cố nội là một thầy dạy TCQ, cả gia đình quyền luyện TCQ, đứa cháu 3 tuổi cũng ở đó để chơi cùng, đứa trẻ dùng những đồ vật nhỏ để vê tay. Nếu như từ nhỏ đều quen chơi trò gẩy gẩy những thứ đồ nhỏ như vậy, thì từ những thứ đồ vật bé nhỏ cũng nảy sinh công phu. Về sau, mặc dù không thể tránh trước rất nhiều phản xạ có điều kiện, nhưng đứa trẻ ấy vẫn biết rằng có một hệ thống khác, được anh ta lưu giữ từ nhỏ, không bị biến mất, còn có thể đem ra để dùng, về sau anh ta có thể có sự so sánh giữa hai hệ thống đó, đồng thời có thể chỉ ra đặc điểm, cách dùng và mối quan hệ chính phụ. Đến thời kỳ thanh thiếu niên, đặc biệt là khi thành niên, trung niên mới bắt đầu học thái cực quyền truyền thống, thì không thể không suy xét lại quá trình này, không thể không truy ngược từ phản xạ có điều kiện trở về vô điều kiện, đồng thời có ý thức nắm bắt và chi phối lĩnh vực lực học sinh vật của phản xạ vô điều kiện liên quan đến kỹ nghệ kỹ kích thái cực quyền, cái này trong phạm trù TCQ gọi là “hoán kình” (thay đổi kình).
Trong vận động thông thường, những hành vi bị động mà phản xạ có điều kiện của cơ bắp không chịu sự khống chế của ý thức, nó được quyết định bằng mối liên hệ thần kinh giữa cơ bắp chịu tác động kích thích bên ngoài với phản ứng của cơ thể, ngay khi quan hệ này được hình thành thì sẽ không di chuyển dựa vào ý thức của con người, bao gồm sự luyện tập trên cơ sở “sức mạnh, tốc độ, sức bền, độ linh hoạt, độ dẻo dai”...của nó. Còn nhìn từ góc độ thái cực quyền, đây đều là sức mạnh hung bạo, ngốc nghếch, vụng về, cứng nhắc. Năng lượng của cơ thể đều bị lưu lại ở trong cơ bắp, hình thành trạng thái căng cứng, sự lưu thông và chuyển hướng của năng lượng đều chịu trở ngại. Thứ cơ bắp, xương khớp của cơ thể này trói bắt lẫn nhau, kình lực chuyển đổi bất lợi, chuyển động không linh, đó chính là những xung đột tự thân mà thái cực quyền không ngừng tìm cách hóa giải. (https://thaicucquyen.edu.vn/hoa-giai-doi-khang-cot-loi-cua-ky-nang-co-ban-thai-cuc-quyen) Phương pháp chính là đem những thứ bị căng cứng mà có thể thả lòng thì từng lớp từng lớp một thả lỏng hết ra, đem năng lượng ở những chỗ bị gò bó, bao gồm những thứ giải phóng ra khỏi sự căng thẳng về mặt tâm lý và tinh thần, hợp thành “cơ nhục nhược nhất” (cơ bắp như một), hình thành thần hợp nhất chỉnh kình (thần hợp nhất với toàn bộ kình), đồng thời giúp cho những thứ mà tôi đã nắm bắt và không chế được đạt đến cấp độ “kinh linh viên mãn”, “thuận nhiệm tự nhiên” của “khí biến thân khu bất thiếu trệ” (khi khắp toàn thân không thiếu, chậm”, “ta thuận nhân trái”, “nhân địch biến hóa thị thần kỳ” (do địch biến hóa mà bộc lộ thần kỳ).
Điều thú vị ở đây là, buổi đầu tiếp xúc thái cực quyền, làm cái gì cũng cảm giác “không tự nhiên”. Đó là vì chúng ta đã quen “tự nhiên” với những phản xạ có điều kiện, trên con đường quy về “chức năng tự nhiên của tiên thiên”, đâu đâu cũng có những chỗ không thuận, không quen. Nhưng chỉ cần ta tìm lại thành công, thì chính là lúc ta ý thức được sự khác nhau một trời một vực đó rồi. Kỳ thực mỗi một sự tiến bộ rất nhỏ, cũng đều sẽ thể hiện cho chúng ta tương lai tươi sáng.
Thông tin về các lớp tập tại CLB Thái cực quyền Dương thị Uông mạch Hà Nội:
Lớp thái cực quyền truyền thống
và Lớp Khí công thái cực quyền để phục hồi sức khỏe