Tư duy lực của Thái cực trong "phòng thí nghiệm"
Tác giả: Tiêu Duy Giai
Người dịch: Trần Thị An Tuệ
Bồi dưỡng “Tư duy lực” trực tiếp dùng “lực” để nghĩ, thực hiện là lực, đây là nội dung hết sức quan trọng được chúng ta thí nghiệm và bồi dưỡng lặp lại nhiều lần trong "phòng thí nghiệm khảo cổ Thái cực quyền". (https://thaicucquyen.edu.vn/thuc-nghiem-khao-co-thai-cuc-quyen)
“Tư duy hình tượng (hình ảnh) lực”, gọi tắt là “tư duy lực”, chính là dùng “các loại hình ảnh của lực” để tiến hành “tư duy”; “tư duy lực” là một đặc điểm bản chất của võ thuật Trung Quốc, đặc biệt là Thái cực quyền, tạo ra sự vận hành và hiệu ứng đặc biệt.
Tư duy hình ảnh mà con người đã cùng nhau biết đến có rất nhiều loại, rất nhiều ví dụ như tư duy hình ảnh thị giác (như chữ viết, hội họa), tư duy hình tượng thính giác (như âm nhạc), tư duy hình ảnh vận động hình thể (như vũ đạo), còn có tư duy hình ảnh khứu giác... Chúng ta đưa khái niệm “tư duy lực”, đến từ kết quả thực nghiệm và nghiên cứu nhân văn kết hợp cổ kim, Trung Quốc kết hợp nước ngoài đối với lí luận và thực tiễn thái cực quyền.
Ý thức đặc thù
Thái kinh chi đạo, “Thái cực quyền luận" (https://thaicucquyen.edu.vn/thai-cuc-quyen-luan-vuong-tong-nhac) của Vương Tông Nhạc chỉ ra rất rõ: “Tráng khi nhược, mạn nhượng khoái...Hữu lực đả vô lực, thủ mạn nhượng thủ khoái...” đều “phi quan học lực nhi hữu vi dã”, chỉ ra nghiên cứu lực học cách đấu của thái cực quyền sâu sắc đến độ người thường khó mà lý giải được trình độ “hiển phi lực thắng”, “tứ lượng bạt thiên cân”.
Vương Công Vĩnh Tuyền (https://thaicucquyen.edu.vn/uong-vinh-tuyen-truyen-nhan-cua-3-vi-thay-nha-ho-duong) cũng chỉ ra, thái cực quyền chính là quá trình nắm vững “tri kỷ chi công” (tự hiểu công của mình) và “tri bỉ chi công” (hiểu công của đối phương), lợi dụng “Thần - Ý - Khí hòa hợp” trong kỹ thuật “tùng - tán - thông - không” để đạt tới quyền thuật “khắc địch chế thắng”, đồng thời nhận định thái cực quyền “sâu sắc nhưng không thần bí...chỉ là luyện tập thuần thục mà thôi”. Phàm là những người theo đuổi thái cực quyền thực chất, đều nhớ kỹ “dĩ ý lĩnh khí, dĩ khí vận thân” (dựa vào ý để lĩnh ngộ khí, dựa vào khí để chuyển động toàn thân), “thủy nhi ý động, kế nhi kình động” (ý động rồi mới tới kình động), từ đó mới hình động và khẩu quyết “chuyển tiếp cần xuyên thành một sợi”.
Vậy thì chúng ta ý thức được, tất cả những điều này không phải để chỉ những chuyển động cơ thể thường quy, mà là vận động của “cơ thể trở thành thuộc hạ” đặt dưới sự chỉ đạo của ý thức đặc thù, “tòng nhân mà vẫn do mình”, và “tuyến trên” của nó cũng chính là ý thức đặc thù kia, tức “tư duy lực”.
Tư duy hình tượng của lực nhất định sản sinh hiệu quả cơ học thực tế; Không nảy sinh hiệu quả cơ học, cái đó gọi là “không tưởng” (suy nghĩ trống rỗng, không có ý nghĩa), bởi vì bên trong nó không có hình ảnh và nội dung của lực. Nếu như trong đầu người họa sĩ có hình ảnh và màu sắc, anh ta thông qua bút pháp để đem những thứ đó thể hiện thành bức vẽ nằm bên vải, trong đầu của quyền sư cũng có “hình tượng” của lực, anh ta thông qua cơ thể đem nó thể hiện thành “lực tác” (tác phẩm của lực) ở ngoài thân, hành gia từng nói “công phụ thượng thủ, kình đả xuất thủ”. Cái điểm không đồng nhất chính là, quyền sư còn lợi dụng “tư duy lực” để tương tác, hộ động (tác động qua lại) với đối thủ, thông qua thẩm thấu tới bên trong và bên ngoài ngoài cơ thể của đối thủ để “nghe kình” (tiến hành trinh sát đối với những biến đổi của kình lực, trạng thái trung tâm và tình thế ở bên trong cơ thể đối phương), để từ đó thông qua kết quả của nghe kình mà tùy cơ ứng biến, nắm chắc quyền chủ động. Nhục thủ thì không đi vào trong được, chỉ có thể dựa vào “tư duy lực” của thao túng Thần - Ý - Khí để tiến hành thao tác.
Mọi người chắc chắn muốn hỏi, lực là thứ không nhìn thấy, thì “hình ảnh” của lực ở đâu ra?
Trong “Do trứ thục nhi tiệm ngộ đổng kình”, trên con đường đồng thời luyện ý và thể, trong quá trình chúng ta đang tiến hành hóa giải kình lực của chính bản thân mình và của đối phương, cùng với những xung đột cơ học chung và riêng của bản thân và của đối phương, do cảm nhận, tri giác, giác tri đến trực giác, hình thành cảm nhận cơ học có thể nhận thức đối với hệ thống chống đỡ của cơ thể và phương thức truyền dẫn của Thần - Ý - Khí, quá trình thực tế của lực tác dụng, phản lực của bề mặt điểm đoạn. Những cảm nhận này kinh qua sự tích lũy số lượng lớn, sẽ hình thành biểu tượng trực giác đặc thù của cảm giác vận động cơ (đây chính là cái mà chúng ta gọi là “hình tượng (hình ảnh) của lực”), từ đó tụ hợp thành “tư duy lực”, dựa vào hình thức của “tư duy lực” để trực tiếp giải quyết bài toán cơ học sinh vật trong cách đấu. Tốc độ giải quyết vấn đề của “Tư duy lực”, đều nhanh như bất kỳ một phương thức tư duy linh cảm đã kinh qua tu luyện nào, hơn nữa lại ngay tại thời điểm “động tĩnh chi cơ” của đối phương cần phát mà chưa kịp phát ra thì đã được giải quyết xong, là thứ cực kỳ tiết kiệm sức lực, bằng không sẽ không thể nói tới xuất phát sau mà lại tới trước, dĩ nhu khắc cương, tứ lượng bạt thiên kim (bốn lượng mà bật được ngàn cân).
Chúng ta dựa phần rất lớn vào sự tưởng tượng về lực kinh qua tu luyện này, chứ không phải là học vấn về lực học phổ thông, mà là tưởng tượng của lực, để bồi dưỡng hiệu quả của lực. Bồi dưỡng “tư duy lực” thì trực tiếp dùng “lực” để nghĩ ra, được hiện thức hóa bởi lực. Đây là một nội dung hết sức quan trọng mà chúng ta cần thực hiện và thí nghiệm lặp lại nhiều lần trong quy mô phòng thí nghiệm khảo cổ thái cực quyền.(https://thaicucquyen.edu.vn/thuc-nghiem-khao-co-thai-cuc-quyen)
“Tư duy lực” còn có một lợi ích lớn hơn. Nó có thể lợi dụng “Sự hóa hợp của Thần - Ý - Khí” để làm nguyên liệu, bồi dưỡng kết cấu lực học sinh vật trong và ngoài cơ thể một cách hoàn toàn lý tưởng, thậm chí trường cơ học sinh vật bắt buộc, còn có nhiều loại phương thức truyền dẫn lý tưởng của kình Thái cực tương ứng, dựa vào sản phẩm lý tưởng của “tư duy lực” thông qua phản hồi, trở nên hoàn toàn lý tưởng. Tại điểm này, tác dụng của “tư duy lực” là không thể thay thế được. Việc này rất giống với thực tiễn luyện tập quen thuộc của chúng ta: Đối chiếu nhân cách lý tưởng cao nhất, để sửa chữa những điểm chưa hoàn thiện của chính mình, khiến bản thân mình sẽ tiến bộ theo hướng trở thành người mang nhân cách lý tưởng.
Thị phạm và gợi ý
Vậy thì tư duy logic và tư duy hình ảnh có điểm gì khác nhau? Tư duy logic sử dụng khái niệm trừu tượng, tiến hành quy nạp, diễn dịch và suy lý, khoa học kỹ thuật thì không thể tách rời được tư duy logic, cơ học vật liệu cũng cũng không thể tách rời tư duy logic. Tuy nhiên kỹ nghệ thái cực quyền thì không thể chỉ dựa vào tư duy logic để nắm bắt. Trong thái cực quyền, nhất định trọng tâm phải dựa vào tư duy hình ảnh. Cũng giống không thể dựa vào logic hình họa để vẽ tranh hay tạo ra âm nhạc. Đó chính là tư duy hình ảnh.
Toàn bộ văn hóa, nghệ thuật không thể tách rời được tư duy hình ảnh. Trong xã hội loài người, tư duy hình ảnh vừa hay bổ sung cho những điểm còn thiếu sót của tư duy logic. Những thứ mà tư duy logic không thể giải quyết được thì chỉ có dựa vào tư duy hình ảnh để giải quyết. “Tư duy lực” trong thái cực quyền cuối cùng dẫn đến kết quả cơ học tinh hoa, thực sự sản sinh hiệu ứng cơ học sinh vật, đã chứng minh được sự thành công của nó.
Thái cực quyền sớm đã chứng minh được sự thành công của nó. Cái gì gọi là “Trung chính an thư, chi chưởng (chống đỡ) bát diện”? Đây đều không phải là “hình ảnh của lực” trong “tư duy lực” ư! Cổ nhân sớm đã giải quyết rồi, họ chỉ là không gọi nó là “tư duy lực”. Chúng ta dùng ngôn ngữ hiện đại, kiến thức hiện đại liên hệ kết cấu tri thức của người hiện đại để lại cắt nghĩa, tổng kết nó lại một lần nữa mà thôi. Bởi vì trong trường hợp thông thường, lực thì không có hình ảnh, không thể nhìn thấy, chúng ta tạo lập một hình ảnh để chi phối lực này, chúng ta cho nó một hình ảnh. Cho đến khi đến một giai đoạn cao hơn, giai đoạn “thần minh”, chúng ta cuối cùng cần dùng kết quả nào? Quyền luận nói: Tâm chết thần sống, vô hình vô ảnh. Cuối cùng “tư duy lực”, hình ảnh của lực cũng không cần nữa, bởi vì tới lúc đó bước vào tổng giác (Apperception) cao cấp, tư duy linh cảm của trực giác thuần túy, một khi nó đã hình thành, tất cả các vấn đề sẽ tự động được giải quyết. Trong lĩnh vực công phu “Đắc ý vong hình”, không phải để chỉ sự kiêu ngạo tự mãn, mà để nắm được bản chất, hình thức lúc đó không cần xem xét nữa. Tuy nhiên, trong giai đoạn sơ cấp và trung cấp, nếu không có thứ gì mang hình thức để làm bậc thang bước lên thì cũng hoàn toàn không thể được.
Không còn nghi ngờ gì nữa, là một thứ mà chỉ có võ thuật mới có thể gợi mở được năng lực tiềm ẩn trong Tâm - Thân của con người, “tư duy lực” là một cống hiến vô cùng to lớn của võ thuật đối với khoa học vận động tâm thân của loài người, cùng với toàn bộ khoa học về cơ thể con người, khoa học tư duy. Thành quả này có ý nghĩa gợi mở hết sức to lớn trên con đường và phương pháp khơi gợi năng lực tiềm tàng của cơ thể con người.
Bài nghiên cứu này là đại ý của một nội dung nhỏ trong cuốn sách mà chúng tôi chắp bút thay thầy Thạch được công bố ở nước ngoài, đều là chúng tôi tự đưa ra vấn đề và tự viết. Giảng về “Luận quyền thuật luyện ý”, họ phiên dịch thành “Mind Over Matter”, ý nghĩa chính là ý thức vượt qua vật chất, tinh thần khống chế cơ bắp.