Đường trung tâm trong thái cực quyền/ Mượn “trung” luận thái cực
Tác giả: Tiêu Duy Giai
Người dịch: Trần Thị An Tuệ
“Trung” trong Thái cực quyền giống như tất cả của thái cực quyền, vốn dĩ đơn giản nhất, nhưng trong mỗi một giai đoạn luyện tập thực tế thì lại trở nên rất không đơn giản; thói quen của cơ thể khó thay đổi khiến cho việc nhận thức và làm chủ “trung” trở nên hao tổn công phu; Do bởi thói quen tư duy nhị nguyên của chúng ta, “trung” (còn bao gồm toàn bộ thuyết thái cực quyền) về mặt lý luận lại hình thành một tri thức vô cũng thâm sâu, mang nội dung phong phí, đề cập đến lĩnh vực khoa học và văn hóa rộng lớn, là thứ mà những quyền hữu phổ thông (người luyện quyền thông thường) không thể tưởng tượng ra. Chúng ta chỉ có thể đem những kiến thức, lĩnh ngộ và suy luận hữu hạn đã biết để từng bước triển khai, rồi dựa vào đó để đưa thêm vào sự tìm hiểu, nghiên cứu một cách nghiêm túc của đội ngũ đồng đạo to lớn.
Như ta đã biết, chữ “trung” (“中”) tự nó chính là một hình thái cực được hán tự hóa (kiểu chữ vuông). Phần trên, giữa và dưới thông thiên, thông nhân, thông địa, trái phải chia thành âm - dương, trái phải xoay chuyển cho nhau thì sẽ khôi phục thành trạng thái cân bằng và hòa hợp của chính phản thái cực đồ (mặt chính và mặt ngược của hình thái cực). Chúng ta vẫn nói rằng, thái cực đồng nghĩa với sự hài hòa, cơ chế hòa hợp và thậm chí cũng chính là bản thân sự hài hòa. Nhìn từ giáo độ này, "trung" mang ý nghĩa rộng lớn là thông hồng quán vi (thông suốt vĩ mô và vi mô) và "hình nhi thượng giả vị chi đạo" (những cái từ hình trở lên gọi là đạo).
Trung tuyến trong thái cực quyền
Trước tiên hãy bắt đầu với “đường trung tâm” trong đào tạo ("đường trung tâm" không phải là "mạch trung tâm", cũng không phải "trục" trong "eo (của người) như trục của xe", hai đường sau luận ở phần khác). Chúng ta đã luôn nhấn mạnh về đường trung tâm này ở giai đoạn sơ học, nghĩa là đường chạy qua huyệt bách hội, hội âm và thượng, trung, hạ đan điền. Tầm quan trọng của nó trong thái cực quyền là cực kỳ vi diệu. Nhưng chúng ta không được hiểu nó là một sợi dây thép nối giữa bách hội và hội âm, rồi sau đó thao túng và điều khiển sợi dây thép này. Nó không phải là một đường lực kình, nó là một đường được hình thành từ những sợi ý niệm như có như không, một sợi “không tuyến”, hoặc cũng có thể gọi là “không linh chi tuyến”; Nó trên thông thiên tâm, dưới thông địa tâm, từ vô hạn kéo dài đến vô hạn, xuyên qua cơ thể của bạn, chỉ là như vậy mà thôi. Nó không cố tình tẩu khí (chạy khí), hoặc cố ý nỗ lực để thoát ra ngoài. Giống như bản thân trái đất không có trục như cây gậy hay dây thép, nhưng trái đất xoay quanh trục trung tâm của chính nó, và toàn bộ trục trung tâm còn mang theo cả trái đất mà dao động nhẹ nhàng. "Đường trung tâm" của chúng ta chính như trục trái đất, đó là điều hiển nhiên, nó không phải do con người tạo ra, nó không phải là một thực thể theo bất kỳ ý nghĩa nào, nhưng nó là có thật. Điều đó cũng có nghĩa là, nếu ở thượng và hạ của nó bạn dùng ý, dùng khí, dùng kình để qua lại, tới lui thì bạn chắc chắn sẽ gặp vấn đề. Đặc biệt là phần đầu, nhất định không được cố ý đổ bất kỳ thứ gì vào đó. “Vĩ lư trung chính thần quán đỉnh” không phải là cần chúng ta cố ý rót thứ gì đó vào trong đầu, mà chỉ là cần vĩ lưu trung chính, tự nhiên rủ xuống, làm tới độ “thần thông vu bối”, “khiên động vãng lai khí thiếp bối”, thì tự nhiên sẽ phát sinh sự việc “thần quán đỉnh”. Thái cực quyền chú trọng rèn luyện tinh thần, cũng chính là ý này.
Các quyền hữu không hiểu thì cũng có thể đem "đường trung tâm" để so sánh với cái thanh của trống bỏi, cái thanh này xuyên qua thân trống (dễ so sánh với cơ thể con người), trong khi xoay chuyển trái phải thì hai cái dây trống vung vẩy (như tay chân của chúng ta), hơn nữa hai dây trống cùng thân trống tác động qua lại với trục của thanh trống. Sau đó, chỉ cần tưởng tượng về cái thanh một cách không có thực thể này là được. Một ví dụ khác là đục hai cái lỗ xuyên qua đường kính của một quả bóng bàn, đường trục trung tâm vô hình, vô tính chất đi xuyên qua hai cái lỗ này. Uông Công Vĩnh Tuyền đã so sánh dòng này với một sợi chùy treo trong một chiếc chuông lớn, đem sợi chùy này so sánh với vĩ lư rủ xuống đến cái hố không có đáy, đồng thời đã trình bày và phân tích rất tường tận, sâu sắc về các điểm trên “đường trung tâm” này với quả chuông dao động. Khi chúng ta đứng zhan zhuang hay các động tác, bài tập đơn, tập giá đĩa, đẩy tay của cơ bản công, thủ pháp, nhãn pháp, thân pháp, bộ pháp và toàn thân đều vĩnh viễn tham chiếu đường trung tâm này, điều hòa vận động toàn thân xoay quanh đường trung tâm mới có thể phù hợp với yêu cầu và qui tắc cơ bản của thái cực quyền.
Chúng ta còn cần thiết phải bắt đầu từ “Hư linh đỉnh kình, khí trầm đan điền, bất thiên bất ỷ (không lệch không dựa), thoắt ẩn thoắt hiện” trong “thái cực quyền luận” kinh điển của Vương Tông Nhạc để tiền hành thảo luận, tìm hiểu về “đường trung tâm” trong thái cực quyền.
“Hư linh đỉnh kình” chi ngã kiến (Cái “Hư linh đỉnh kình” mà tôi được thấy)
Đỉnh kình có nghĩa là tư duy của đầu bộ phải thật ngay thẳng, tinh thần luôn luôn tập trung tại đỉnh đầu, không nên vận lực, vì vận lực thì có hạn và làm cho huyết khí không được lưu thông, cho nên cần phải hư linh, có nghĩa là phải tự nhiên, thư thả, không bị ràng buộc.
Người ta nói rằng “đỉnh” dùng để chỉ đỉnh đầu, vì vậy có các cách nói “bách hội đỉnh nhất căn thảo” (đỉnh bách hội một sợi cỏ), “Treo lơ lửng một đường để giữ chặt bách hội”, “đỉnh đầu huyền tức đem đỉnh đầu mà treo lên”. Theo tôi được biết, những cách nói này đều tương đối sát thực tế, từ "đỉnh" trong quyền luận đa phần đều đích thị chỉ đến đỉnh đầu. Nhưng có lẽ sẽ chính xác hơn nếu đem chữ "đỉnh" ở đây (và nhiều trường hợp khác) lý giải là “hộ đỉnh, va chạm, xung đột cơ học”, cùng với “đầu của kình, đoạn của kình”. “Hư linh (lĩnh)” là đem hai đoạn kình song hướng của tương đỉnh mà dẫn hướng thượng hạ các điểm không có lực tác dụng hoặc hư không theo bất kỳ nào hướng đối lập nào, kình này sẽ vì mất đi hai đầu mút “đỉnh” điểm nên mất đi lực tác dụng và phản lực tác dụng, từ đó đạt được song hướng “kỳ đại vô ngoại, kỳ tiểu vô nội” hoặc cân bằng toàn phạm vi, bởi vậy mà trở nên không linh. Nhân tiện, khái niệm cơ học của "hư và thực" hiểu cho đầy đủ đến độ, "hư" tức là không có lực tác dụng; "thực" tức có lực tác dụng; Đương nhiên, ở giữa hư và thực còn có rất nhiều nội dung phong phú khác.
Theo cách này, hàm ý của "Hư linh (lĩnh) đỉnh kình" càng gần gũi hơn với thực tiễn của thái cực quyền. Điều thú vị hơn là, chỉ cần thực sự giao tiếp, kết nối giữa bách hội và hội âm, điều chỉnh tốt "đường trung tâm" được đề cập ở trên thì tự nhiên sẽ nảy sinh kết quả "khí trầm đan điền". Từ "trầm" ở đây không nhất thiết phải hiểu là chỉ trầm từ trên xuống, bởi vì trên thực tế sẽ nảy sinh trường hợp cả hai đầu thượng hạ đều “trầm nhập đan điền”, khiến cho đan điền cảm nhận được một độ “trầm” nhất định. Không chỉ vậy, dưới sự ảnh hưởng và cộng hưởng như vậy, khí ở giữa song lao cung và song dũng tuyền theo cách tương tự như vậy mà “trầm nhập đan điền”. Cuối cùng, khắp toàn thân giống như quả cầu hư cấu, quả cầu ba chiều đó (chiều ngang, chiều dọc và mặt phẳng) và ở giữa chữ “米”(chữ mễ) và “八đầu” (chữ bát đầu) của mọi hướng trong mọi vòng cầu cũng đều sẽ có kết quả “khí trầm đan điền”.
Quá trình "trầm nhập đan điền" thuộc về tụ nhập vào bên trong, được hoàn thành bởi "hư linh đỉnh kình". Nhưng thế giới không tồn tại đạo lý chỉ có nhập mà không có xuất. Trong các trường hợp thông thường, lực hướng tâm và lực ly tâm cũng là ngược hướng và có cùng độ lớn lực tác dụng. Đối với sự hiểu lầm của nhiều người, Uông Công (Uông Vĩnh Tuyền) nhấn mạnh không cần khí tụ đan điền hoặc khí áp đan điền, mà phải chú ý “khí tán (tản) đan điền”. Hơn nữa, chỉ có "tán " mới giúp chúng ta học cách từ bỏ mọi sự căng cứng dư thừa và thực hiện được cân bằng xuất nhập, từ đó đạt đến cảnh giới "toàn thân thấu không" (cái “không” xuyên thấu, thống suốt toàn thân).
“Đường trung tâm” gian đoạn sơ học luyện như thế nào?
Quay lại bài học về “đường trung tâm” ở giai đoạn sơ cấp. Không cần cố ý quán kình (rót sức) vào bên trong, cũng không cần phải toàn tâm toàn ý cố giữ lấy nó không buông bỏ. Chỉ cần hữu ý vô ý nhớ đến nó, lúc này lúc khác lưu một chút thần đối với nó, bằng không mà cứ cố chấp để luyện, thì ngược lại còn tạo ra rất nhiều rất nhiều sự căng thẳng. Cũng giống như người thợ mộc để chú ý xem đường kẻ ngang có chính xác hay không, anh ta thường treo ở một sợi dây thật nặng trước mắt, chỉ cần treo nó lên để tham khảo, không treo đi treo lại liên tục mà kỳ thực nó đã được treo ở đó. Nó tự thân và không có lực, nó chỉ hiển thị một phương hướng. Đường trung tâm của chúng ta cũng như vậy, chỉ là như vậy, nhưng mà không có nó thì lại không được.
Tham chiếu đến "đường trung tâm", theo thời gian, chúng ta sẽ phát hiện ra nó đóng vai trò quyết định trong việc đạt được "bất thiên bất ỷ" và “trung chính an thư” , “chi sanh bát diện” trong vận động của chúng ta. Khi thủ, nhãn, thân, pháp, bộ là chính xác, chúng ta không cảm thấy nó tồn tại, một khi có bất kỳ một điểm nào đó không đủ lỏng hoặc không không đủ điều hòa và có sự sai lệch, "đường trung tâm" sẽ xuất hiện, nhắc nhở chúng ta “qui trung phản chính” rồi lại ngay lập tức "biến mất" , trong cảm giác của chúng ta là “thoắt ẩn thoắt hiện”. Điều thú vị là khi bạn dùng ý niệm của mình để "vẽ" một "đường trung tâm" thẳng đứng như vậy trên cơ thể của đối phương, rồi sử dụng nó đối với anh ta, đối thủ sẽ cảm thấy thân thể không còn thuộc về mình (thân bất do kỷ), hiện rõ sự bị động, đó cũng chính là vai trò của tư duy lực.
Bạn sẽ hỏi, nếu đã có thể phát huy tác động đối với nó, thì ở đó chắc chắn phải có năng lượng, có kình, vậy thì những kình đó từ đâu mà có? Một là có được từ “Hư linh đỉnh kình, khí trầm đan điền”, hai là có được nhờ năng lượng được giải phóng từ tinh thần buông lỏng và toàn thân buông lỏng, ba là có được từ trong thần kinh trung khu và thần kinh ngoại biên bắt nguồn từ ống cột sống và tủy sống. Về mặt truyền thống mà nói, nó đến từ trong khí đan điền và nhậm đốc nhị mạch. Dựa vào nguyên lý tư duy lực, năng lượng có thể được đưa vào bất kỳ ý niệm vận động nào, được gọi là "ý đến khí đến". Các phương pháp đào tạo khác nhau có thể sử dụng các phương pháp tổng hợp truyền thống, hoặc chia thành các hạng mục để luyện tập rồi sau đó từng bước tổ hợp lại.
“Đường trung tâm”, nếu mà nói khó lý giải nhất chính là nó, nhưng đợi đến sau này phát hiện ra, kỳ thực nó lại là thứ đơn giản nhất.
Vô xử bất trung (không có bất kỳ chỗ nào không có “trung”)
Do nói từ “đường trung tâm”, đến khi “toàn thân thấu không”, chính là “Khí biến thân khu bất thiểu trệ”, toàn thân thượng hạ, phải trái, nội ngoại đều biến thành chỉnh thể “nội ngoại vi nhất” (trong ngoài là một). Lợi dụng phương pháp “tụ tinh hội thần”, toàn bộ chỉnh thể kết hợp bên trong nó tất cả các cấp độ của phương thức kết cấu chống đỡ, cơ học truyền dẫn và kết cấu lực và thành quả rèn luyện thân tâm, khiến cơ thể chúng ta trở thành chất siêu dẫn của thần ý khí và bất kỳ loại kình lực nào, đồng thời hình thành một trường vật lý thần ý khí đặc biệt, chúng ta mượn dùng thành tựu cao nhất của vật lý hiện đại để suy luận thì nó sẽ tạo thành một trường cơ học lượng tử.
Có người không thích chúng ta đem khái niệm “trường” để đưa vào trong hệ thống lý luận thái cực quyền. Kỳ thực, trung y có cái khác tây ý chính là ở chỗ, tây y giảng về vật lý giải phẫu và công năng của thuần vật chất, còn trung y thì lại chú trọng về trường hiệu quả và trường công năng. “Thiên nhân hợp nhất” là nói về trường; âm dương ngũ hành là nói về trường quan hệ giữa thiên thể và nhân thể; kinh lạc nghiên cứu đến tận ngày nay cũng chưa tìm ra được vật thể thực chất, là bởi vì nằm ở bản thân hệ thống kinh lạc chính là phản ứng của hệ thống trường giữa vũ trụ và con người; tất cả những điều này hoàn hoàn phù hợp với cơ học lượng tử hiện đại. Chung quy đều bắt đầu giảng từ hiệu ứng trường. Điều tiết cân bằng âm dương, cái điều tiết chính là trường; bởi vì bất kỳ một kết cấu nào cũng đều có trường của chính nó, mà bất kỳ kết cấu nào trong vận động cũng đều hình thành các trường khác nhau; Sau đó bất kỳ trường nào cũng nhất định mang một kết cấu, hoặc một số kết cấu và tương đối ứng của trường đó. “Kinh dịch” cũng là giảng về trường. Toàn hệ văn hóa truyền thống Trung Quốc thông qua thể ngộ để tìm ra trường quan hệ giữa con người và vũ trụ. Đây là văn hóa Trung Quốc được biểu đạt thông qua ngôn ngữ hiện đại.
Bởi vậy trong quá trình chúng ta tu luyện cũng cần phá vỡ những quan niệm và thói quen kết cấu chống đỡ cố chấp của mình, mà phải đi vào trong thế giới của trường này để thao tác, hành động. Đó chính là thứ tốt đẹp nhất, là tinh hoa của thái cực quyền và võ thuật Trung Quốc.
Trong quá trình đi tới trạng tới “toàn thân thấu không”, “đường trung tâm” cũng sẽ nảy sinh tầng tầng biến hóa, từ cấp thấp tới cấp cao, từ đường đến điểm rồi đến điểm cũng không cần nữa, đạt đến cảnh giác cao nhất là “tâm (tức ý) tử thần hoạt” (ý chết thì thần sống). Lúc đó chúng ta có thể nói, cũng có thể đạt tới “vô xử bất thị trung” (không có bất kỳ chỗ nào không phải là “trung”). Tuy nhiên, đây là những lời “đạo pháp tự nhiên” nói về sau.