“Trung” trong thái cực quyền linh động
Tác giả: Tiêu Duy Giai
Người dịch: Trần Thị An Tuệ
“Trung” trong thái cực quyền sơ cấp cũng có khoảnh khắc trùng hợp và ăn khớp với trọng tâm cơ thể, tuy nhiên phạm vi và tốc độ di chuyển của “trung” trong thái cực quyền lại là điều mà con người khó có thể tưởng tượng được.
“Trung” trong thái cực quyền chính là vị trí, dựa vào thói quen tư duy của chúng ta, hy vọng nó được cố định ở một vị trí nào đó, có vẻ như chỉ khi cố định không thay đổi mới có thể kiểm soát và nắm bắt được. Kỳ thực, ngay cả trong một tư thế cố định, "trung" này vẫn là hoạt (sống), nó chuyển động nhẹ nhàng trong vô thức, bất giác cùng với hơi thở của chúng ta, hơn nữa vào bất kỳ lúc nào, nó cũng ở trong "trạng thái linh hoạt đợi chuyển động". Điều đó có nghĩa là, một khi toàn bộ cơ thể cần chuyển động, "trung" không cần khởi động lại hay nhận được sự chỉ huy mới có thể chuyển động, mà nó sẽ "lưu động và di chuyển" một cách tự nhiên cùng với sự thay đổi của động tác. Điều này mới phù hợp với nguyên lý “tùy ngộ bình hằng” hoàn hảo (cân bằng ở mọi vị trí), đó cũng chính là nguyên lý của chính bản thân thái cực. Chỉ trong một sát na (tích tắc, khoảnh khắc) "nhận ra eo và bàn chân" khi phát kình hoặc thả lỏng thì "Trung" mới được cố định trong chớp mắt, vô cùng ngắn ngủi.
"Trung" trong thái cực quyền và trọng tâm của cơ thể là hai câu chuyện khác nhau. Trọng tâm của cơ thể cũng sẽ tùy theo động tác và phương thức dùng lực mà phát sinh chuyển động, trong quá trình thực chiến, cả hai bên đều cố gắng tấn công vào trọng tâm của đối phương, đồng thời tránh để đối phương tìm được trọng tâm của chính mình (điều này cũng giống với việc tấn công và né tránh đối với "trung"). Tuy nhiên, phạm vi và tốc độ di chuyển của trọng tâm cơ thể thì lại rất hạn chế. “Trung” trong thái cực quyền sơ cấp cũng có khoảnh khắc trùng hợp và ăn khớp với trọng tâm cơ thể, tuy nhiên phạm vi và tốc độ di chuyển của “trung” trong thái cực quyền, lại là điều mà con người khó có thể tưởng tượng được. Trong lực học sinh học thái cực quyền, điểm hợp lực chính là một loại “trung”, có thể thậm chí là nhất định có thể cảm nhận, nhận thức và trực tiếp thao tác được, nó có thể ở bên trong cũng có thể nằm bên ngoài cơ thể.
Trong các bài viết nông cạn trước đây về "Tư duy lực" (https://thaicucquyen.edu.vn/tu-duy-luc-cua-thai-cuc-trong-phong-thi-nghiem ) và "Thái cực quyền và phản xạ có điều kiện" (https://thaicucquyen.edu.vn/thai-cuc-quyen-va-phan-xa-co-dieu-kien ), tác giả đã bàn luận về hệ thống cơ học của thái cực quyền vượt xa phạm vi cơ học thông thường của con người, nó lợi dụng thần ý trong trường sinh học “thần ý khí hóa hợp” để phát huy tác dụng. Xương khớp, cơ bắp của con người ở bên trong đó biến thành các vật dẫn của thần ý khí, thậm chí là chất siêu dẫn, điểm phát lực, điểm dùng lực và điểm hợp lực cơ học, điểm giao thoa, cùng vô số mô hình "tư duy lực"…ở bên trong đó, trong nhiều trường hợp không nằm trên cơ thể, mà chịu sự chi phối trong trường sinh học ở bên trong và bên ngoài cơ thể. “Trung” trong thái cực quyền cũng không ngoại lệ. Biết người biết ta trong thái cực quyền đều chính là “ý tại đắc trung”, bởi lẽ một khi đắc được “trung”, trọng tâm của đối thủ không thể tránh được việc rơi vào bẫy, từ đó mất đi sự kiểm soát, bởi vậy mà sự thất bại của đối thủ được quyết định.
Lại làm thêm một ví dụ. Ví dụ, khi cả hai chân đứng thành dáng bắn cung, cho dù hai chân trước và sau chịu trọng lượng bao nhiêu, và cho dù hai bàn chân phân chia hư thực như thế nào, chúng đương nhiên sẽ tạo thành hai điểm tựa, nghĩa là tạo thành "song trùng" (hai tầng, chồng lên nhau). Mọi người đều biết rằng thái cực quyền có cách nói "hai chân như một chân". Nên hiểu nó như thế nào?
Lấy một ví dụ khác để làm thêm một phép so sánh. Khi người lão luyện trong đoàn xiếc cưỡi chiếc xe đạp một bánh, anh ta ngồi trên ghế, chân dẫm lên bàn đạp, lực dùng ở dưới chân bị "phân chia âm dương, thực hư, nặng nhẹ", còn phần tiếp xúc với mặt đất, chịu áp lực chung lại là “một cái điểm” không ngừng chuyển động của bánh xe, trong quá trình duy trì sự cân bằng tổng thể, “điểm này” tự nhiên sẽ phát sinh một sự biến đổi giữa hư và thực không ngừng. Trong sự so sánh này, tương ứng với chỉnh thể người và xe, điểm này là "điểm thái cực". Nó không chỉ khiến "hai chân như một chân" mà còn khiến "hai chân như một điểm". Chỉnh thể người và xe chuyển động thay đổi và tốc độ thay đổi, sự điều hòa giữa các chi với các bộ phận khác nhau của cơ thể. Trọng tâm của cơ thể, trọng tâm của xe, mối quan hệ tương ứng giữa bánh xe và điểm tiếp xúc với mặt đất…đều tập trung và xảy ra ở chính cái điểm linh hoạt, cơ động đã giúp duy trì sự cân bằng đó. Ở đây, điểm này lại càng chính là “trung”. Một khi đem bỏ đi điểm này, người và xe sẽ hoàn toàn lạc không (rơi vào không). Thiếu đi sự chống đỡ của ghế xe và nĩa thép, chỉ có xiếc một bánh xe và bàn đạp thì độ khó cao hơn nhiều. Nếu đạp xe trên một sợi dây thép, thì biến số lại càng nhiều hơn nhiều. Cũng giống như xiếc đi trong bánh xe lớn, cho dù người bên trong áp dụng phương pháp chống đỡ nào, thì việc vận hành ở trên mặt đất vẫn chỉ là một điểm.
Còn nhớ sư phụ Thạch Minh của tôi từng nói, “cái thứ này các cô gái trong đoàn xiếc đều biết làm, các cô ấy chỉ là không biết dùng nó trong võ thuật mà thôi”. Do đó, hai bàn chân muốn tránh song trùng, chúng ta nhất định phải tìm ra cái điểm thống nhất chúng như vậy. Chúng ta cũng có thể liên tưởng đến việc con nai chạy, ngoại trừ khi hai lên nó bay vọt lên (một lần là hai chân trước và sau cùng được mở ra, và một lần là hai chân trước và sau được cùng thu về giữa), thì nó không có lúc nào mà cả hai chân cùng đáp xuống mặt đất một lúc, bốn chân thay nhau chạm đất, mỗi lần chỉ có một chân chạm xuống. Từ đây chúng ta có thể có được một phát hiện rất lớn, điều này phù hợp với cách nói “ý khí tu hoán đắc linh, nãi hữu viên hoạt chi thú” (ý và khí phải thay đổi một cách linh hoạt, mới có được cái hứng thú tròn vẹn) trong thái cực quyền. Nói một cách nghiêm khắc, chúng ta đánh quyền, nhu thủ, kình điểm cũng không nên đồng thời xuất hiện ở nhiều hơn một điểm.
Tuy nhiên bất luận là bánh xe hay là nai cuối cùng thì nó cũng có thể bị đổ xuống. Vậy cái gì không thể đổ xuống được? Bóng! Nhưng trên mặt đất bóng vẫn có thể lăn để khắc phục khoảng cách. Vậy nếu quả bóng nổi trên mặt nước, trong trường hợp gần như không còn lực ma sát cản trở, nó dường như lăn tại một điểm. Mọi người sẽ nói rằng, hai chân của chúng ta đứng trên mặt đất đả quyền, nhu thủ, thì "quả bóng trên mặt nước" đến từ đâu? Cơ thể con người đương nhiên không phải là một quả bóng, nhưng trường được kiểm soát bởi tư duy lực thì có thể là một quả bóng. Một khi "toàn thân thấu không", nó không gây ra bất kỳ trở ngại nào đối với vận động của thần ý khí, chúng ta có thể lợi dụng tư duy lực để đạt được đặc tính “quả bóng nổi trên mặt nước”. Tại thời điểm này, "trung" có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của da bóng. Tất nhiên, khi đạt đến độ "vô hình, vô tượng, vô phân nả (không còn vẻ hỗn loạn)" thì cũng không còn quả bóng nào để nói. Chúng ta sẽ còn có thể tiếp tục nghiên cứu sâu các vấn đề này.