CHẬM TRONG THÁI CỰC QUYỀN
(Trích dịch từ sách: Ngô Đồ Nam thái cực quyền tinh tuý)
Trong chiến đấu có nguyên lý, tay chậm nhường tay nhanh là rất rõ ràng. Tại sao Thái cực quyền kinh điển lại nói, Thái cực quyền không phải tay chậm nhường tay nhanh. Nguyên lý này trong thời cổ đại khi khoa học chưa phát triển thì có chút “huyền” hoặc, bởi tay chậm sao có thể đối chọi được với tay nhanh!
Ngày nay khoa học phát triển, dùng nguyên lý khoa học thì có thể lý giải được. Nhanh và chậm chỉ là cách nói tương đối, có lúc nhanh mới quan sát rõ ràng biến đổi của sự vật, ngược lại có lúc chậm mới có thể quan sát rõ ràng biến đổi của sự vật.
Quá trình biến đổi chậm, như hoa nở, chúng ta dùng máy quay phim cố định ghi quá trình diễn tiến chậm này, sau đó dùng máy trình chiếu tua nhanh, thì sẽ thấy rõ hoa nở như thế nào. Đối với quá trình biến đổi nhanh, ta dùng máy quay tốc độ cao ghi lại, sau đó dùng máy trình chiếu thông thường phát chậm lại, chúng ta sẽ thấy rõ quá trình động tác biến đổi trong nháy mắt.
Tấn công võ thuật là một vận động tốc độ nhanh. Có lúc bị đối phương đánh trúng hoặc vật ngã mà bản thân không biết bị đánh trúng thế nào. Đó là bởi vì tốc độ ra đòn của đối phương quá nhanh không nhìn thấy rõ. Địch và ta giằng co, ta cảm thấy không thể tấn công đối phương, đó là do biến đổi động tác phòng thủ của đối phương quá nhanh ta không tìm ra sơ hở để tiến vào. Có hai phương pháp để giải quyết vấn đề này: một là tăng tốc độ động tác tấn công của ta; hai là kéo dài động tác đối phương.
Chậm của Thái cực quyền chính là áp dụng cách thứ hai. Thái cực quyền đánh rất chậm, vốn dĩ động tác trường quyền thực hiện trong vài giây nhưng Thái cực quyền kéo dài vài phút. Một bài thái cực quyền đánh theo lối trường quyền thì mất 5 phút, nhưng theo thái cực quyền đánh thì mất một tiếng, thậm trí còn lâu hơn. Loại vận động chậm như vậy chính là rèn luyện quan sát động tác nhanh, rèn luyện lâu ngày thì tạo nên một loại năng lực quan sát, tức bất kể đối phương biến hóa động tác nhanh như thế nào, ta đều thấy nó không nhanh, đâu đâu cũng có đứt đoạn sơ hở, ta thấy một cách rõ ràng, ra tay tấn công vào đâu cũng được.
Điều này không phải là cảm giác mà chỉ cao thủ thái cực quyền mới có được, mà cao thủ các môn quyền khác cũng sẽ thấy được tương tự, nhưng điểm khác nhau là phương pháp luyện công của họ là đề cao tốc độ động tác bản thân, mà Thái cực quyền làm ngược lại kéo dài động tác bản thân để luyện quan sát rõ lực. Như nam phái thái cực quyền Hoàng Bách Gia có nói: “Từ tinh túy quyền thuật ngoại gia đến Thiếu Lâm quyền. Trương Tam Phong thông thạo Thiếu Lâm quyền rồi đi luyện ngược lại nên gọi là Nội gia”.
Ở đây nói tới phương pháp luyện công của nội gia là phép luyện “đi ngược” ngoại gia, phương pháp luyện tập hoàn toàn đối lập. Chậm của Thái cực quyền là một phát minh vĩ đại. Có người sẽ nói, tôi luyện Thái cực quyền mấy mươi năm cũng chưa kéo dài được tốc độ động tác công phòng của đối phương, để thấy được rõ ràng, nguyên nhân của nó là đâu? Ngô Đồ Nam tiên sinh trả lời: đó là vấn đề của ý niệm, anh chưa biết đây là bí mật của Thái cực quyền, anh luyện thái cực quyền mấy mươi năm, chỉ biết chậm mà không hề có ý niệm kéo dài động tác, nên chỉ có tác dụng thư giãn gân cốt, mà không có tác dụng quan sát nhạy bén, nó không đủ tinh. Chậm của Thái cực quyền cần phải ngụ ý quan sát, nếu không vô tác dụng, luyện chậm mà không thấy chậm, khi dùng làm nhanh mà không thấy nhanh, tiếp thủ với người thấy đơn giản mà không sợ hãi.
Thông tin về các lớp tập tại CLB Thái cực quyền Dương thị Uông mạch Hà Nội:
Lớp thái cực quyền truyền thống
Và Lớp khí công thái cực quyền để phục hồi sức khỏe