Thái cực quyền
Dưỡng sinh và Chiến đấu
(Trích dịch trong cuốn: Hoài Nguyên ghi chép Dương Thức Thái cực quyền thán chân)
Chúng ta thường có một câu hỏi: Vấn đề lớn nhất của luyện Thái cực quyền là gì? Vấn đề lớn nhất đó chính là dưỡng sinh. Dưỡng sinh và Chiến đấu, nói là 2 trường phái cũng được, nói là 2 cách luyện tập cũng được, đều có thể nói là như vậy, với chúng ta chủ yếu là dưỡng sinh. Dưỡng sinh có ít nào (đạt được) thì chúng ta tiêu trừ được bệnh tật ít đó.
Dưỡng sinh không phải (đều) có thể diên niên ích thọ, (kéo dài tuổi thọ) là có, nhưng không phải là con người sống mãi không chết, điều này là không thể; tiêu trừ bách bệnh, cũng không thể có, nhưng so với người khác thì sẽ ít chịu đau đớn hơn, ít bị hành hạ hơn vì bệnh tật. Như thế cũng chính là đạt được mục đích luyện tập.
Cho nên, Thái cực quyền này, khi mới luyện tập thì lấy Dưỡng sinh làm gốc. Trên cơ sở này mới tiếp tục học tới Chiến đấu. Giá tử dưỡng sinh của quyền này là dùng thân dẫn tay, cũng chính là dùng eo dẫn dắt tay chân luyện quyền. Nhưng luyện chiến đấu thì ngược lại, là dùng tay dẫn thân. Chúng ta hiện nay chủ yếu là tập trung vào vấn đề Dưỡng sinh này.
Yêu cầu của Thái cực quyền, tôi không đề cập tới. Nói sao lại cần thôi thủ? Thôi thủ có giống như chiến đấu? không phải. Thôi thủ là cơ sở của chiến đấu, chưa qua thôi thủ thì cơ bản không thể chiến đấu. Hơn nữa về mặt chiến đấu, cơ bản, ây za! Xem ra được truyền lại thì rất ít.
Thái cực quyền có 7 tầng công phu hay 7 cấp độ luyện Thái cực quyền: thứ nhất là Thượng hạ tương tùy, thứ hai là Nội ngoại tương hợp, thứ ba là Thượng hạ tương tùy của Nội ngoại tương hợp, thứ tư là Sách giá tử, thứ năm là Sách thủ, thứ sáu là Phân kình, thứ bảy là Nhập hóa. Giống như là 7 bước tiến và chỉ có bảy cấp này. Tôi thì chưa đạt tới.
Nhập hóa thứ này thuộc về khoa học. Nhập hóa vốn là Ý tập trung, vô hình vô tướng không mơ hồ, Bằng Lý Tê Án đều không phân biệt, thực sự đạt tới hóa kình vạn quy nhất (vạn thứ trở về một thứ). Hóa kình này, tùy tâm sở dục (muốn gì được đấy), điều này chúng ta làm không được. Làm sao làm không được? Bởi vì từ xưa các lão tiền bối đều chuyên luyện.
Trong gia đình họ Dương toàn người chuyên luyện, Đông luyện phòng, Xuân luyện viện. Mùa đông luyện trong phòng, mùa xuân luyện ngoài sân. Đây là nói điều kiện tự nhiên cực lạnh cực nóng. Cứ thế mà luyện, lên khoảng 10 tuổi thì luyện vô cực trang, với nhiều phương pháp. Từ 12 đến 15 tuổi nhất thiết phải luyện quyền. Chúng ta không thể làm như vậy. Ba đời nhà Dương gia, đều không học nhiều văn hóa, chuyên luyện Thái cực quyền. Như vậy thì mọi người luyện sao đây? Vừa đã nói, đông xuân tam canh, thế vẫn không đủ, cũng có khi luyện công phu 2 canh, 5 canh. Nói là phân chia ra ăn uống đứng ngồi ngủ, đều luyện quyền. Như thế ngủ không đủ 8 tiếng. Cho nên, bạn không chịu khổ được như vậy, thế thì phải làm sao? Đại lão sư gia của chúng ta (Dương Ban Hầu) muốn bỏ trốn, là chạy. Lão sư gia Dương Kiện Hầu của chúng ta, có vài lần muốn cạo tóc, chính là cạo đầu đi tu làm hòa thượng. Điều này trong quyền phổ đều có (ghi chép). Vẫn là chúng ta luyện không được, chúng ta không có được công phu như vậy. Hóa kình này chỉ là để nói, chúng ta không đạt tới được.
(Có câu chuyện) Lão sư tổ Dương Lộ Thiền có công việc ở ngoài quay trở về nhà, khi đó đang ở trong Vương phủ, mưa vừa tạnh, trên bậc thềm có rêu xanh. Người đi vào phòng và cởi áo, con gái của người (con gái của người có công phu không thua kém gì 2 người anh, nhưng không may mất sớm) bưng chậu nước vào phòng, (đang bưng) chậu gỗ mun thì vén rèm (cửa), dùng chỏ tay để vén rèm, bàn chân bị trượt, sắp ngã ngửa. Lão tổ sư thấy vậy, không biết xuất hiện lúc nào, một tay đỡ con gái, một tay vén rèm, một giọt nước cũng không vãi ra ngoài. Đó gọi là hóa kình. Vừa nghĩ đã tới rồi. Chúng ta liệu có được công phu này chăng? Cũng chính là vừa nói thì đã xong.
Thông tin về các lớp tập tại CLB Thái cực quyền Dương thị Uông mạch Hà Nội:
Lớp thái cực quyền truyền thống
và Lớp Khí công thái cực quyền để phục hồi sức khỏe