THÁI CỰC GIẢI LÃO TỬ “TỔN HỮU DƯ NHI BỔ BẤT TÚC”
BỚT CHỖ THỪA MÀ BÙ CHỖ THIẾU
(Tác giả: Tiêu Duy Giai Tạp chí Võ hồn-Thái cực tháng 6/2017
Biên dịch: NVT- TCQ UM)
PHẦN THƯỢNG
Chương 77, trong “ Đạo Đức Kinh” của Lão Tử có viết: “Thiên đạo, tổn hữu dư nhi bổ bất túc; nhân đạo, tổn bất túc nhi bổ hữu dư”. Ý nói: Thiên đạo hay quy luật tự nhiên, là giảm bớt chỗ thừa mà bổ sung chỗ thiếu, nhưng đạo người hay phép tắc xã hội loài người thì ngược lại, là giảm bớt ở những chỗ mà con người vốn đã thiếu thốn và bồi đắp cho người vốn đã dư thừa. Bản chất thái cực quyền là đường dẫn con người trở lại tự nhiên, vậy nên việc xã hội chúng ta sẽ thảo luận khi khác, còn ở bài viết chúng ta tìm hiểu vận động của Thái cực quyền trở về Thiên đạo, vấn đề thuần nhiệm tự nhiên.
Từ góc độ “tổn hữu dư nhi bổ bất túc” (bớt chỗ thừa mà bù vào chỗ thiếu) xem xét đến “thiên nhân hợp nhất”, chính là quan hệ vốn có giữa con người và tự nhiên. Mọi người đều biết, cơ thể chúng ta tự động trao đổi chất (người xưa gọi là thổ nạp), đây là loại cơ chế điều tiết tự nhiên, là cơ sở duy trì sự sống và sức khỏe của chúng ta (gồm cả phục hồi sức khỏe sau khi bệnh). Đây là thiên đạo thể hiện ở trên cơ thể người: xét về trong ngoài, cơ thể tích lũy thứ gì dư thừa thì nó sẽ tìm cách đào thải, cơ thể khuyết thiếu, không đủ thứ gì thì nó sẽ hấp thu vào, lấy thứ dư thừa của tự nhiên để bổ sung cho phần khuyết thiếu của con người; xét về bên trong cơ thể, “âm dương ngũ hành, sinh khắc chế hóa” của Trung y phản ánh rõ nhất nguyên lý “tổn hữu dư nhi bổ bất túc” hoàn toàn tự động ở mọi bộ phận cơ thể người. Tức để chữa trị bệnh nặng mà cơ thể không tự điều trị được, Trung y dùng chính nguyên lý này để tăng cường điều tiết. Đến khi con người khai thác tài nguyên vô độ thì phá đi quan hệ “Thiên nhân hợp nhất” (https://thaicucquyen.edu.vn/thai-cuc-hoa-hop-thien-nhan-hop-nhat), mà theo Lão tử lên án là “Nhân đạo” đi ngược “Thiên đạo”.
“Tổn hữu dư nhi bổ bất túc” (bớt chỗ thừa mà bù chỗ thiếu)
Thái cực quyền truyền thống, trên căn bản dạy rằng: “thôi cương hóa nhu” (biến cương thành nhu), “tổn chuyết lực chi hữu dư, bổ thần ý khí chi bất túc” (bỏ đi lực thô là thứ dư thừa, bổ sung thần ý khí là thứ khuyết thiếu), từ hậu thiên ngược về Tiên thiên. Cho nên Thái cực quyền chú trọng “Thiên đạo” của “Âm dương tương tế”, để duy trì ý khí đầy đủ mà chỉnh kình không tản mác, thì luôn luôn thông qua “tổn hữu dư nhi bổ bất túc” để hóa giải mọi xung đột, giải quyết vấn đề cân bằng động và cân bằng tĩnh của cả bên giữa ta và người, đây chính là điển đặc sắc nổi bật của Thái cực quyền.
Ví dụ như luyện Tĩnh công trong “công phu biết mình”. Luyện trạm trang hay định thế, ban đầu không thực hiện được “nội tam hợp, ngoại tam hợp rồi đến nội ngoại tam hợp”, càng không làm được “khí liễm nhập cốt”, cũng chẳng thể nào được “trung chính an thư, chi thanh bát diện”. Nguyên nhân là vì cơ thịt và xương khớp đã sớm hình thành thói quen căng thẳng dư thừa, cùng với tâm khí và tinh thần căng thẳng (tức có dư), nói cách khác, thân tâm của ta bị cơ thịt “giam cầm”, mất đi tự do lưu động, không thể thực hiện “tổn, bổ” được, trên thân chỗ này đau, chỗ kia mỏi, đều là từ đó mà ra; thêm nữa giữa các cơ, giữa khớp có khoảng trống nhỏ đàn hồi, khoang ngực (thượng tiêu) tâm phù khí táo hoặc bế khí, khoang bụng (trung hạ tiêu) đặc biệt là phần eo và trong bụng dưới – thì bị khí lép (tức là không đủ).
Uông công Vĩnh Tuyền giải quyết vấn đề này bằng phương pháp và nguyên tắc “Lỏng Tán Thông Không”, trong đó “Lỏng” làm đầu, và nói rõ “điều kiện tiên quyết để lỏng là Tâm tĩnh, chính là cần thả lỏng tâm khí, đồng thời xương khớp và cơ thịt toàn thân theo đó buông lỏng”. Giải phóng toàn bộ cương kình trở thành Khí, cho nhập vào trong xương, để bổ sung cho những nơi nội khí không đủ, chính là phương pháp thực hiện và biểu hiện cụ thể của “bớt chỗ thừa mà bù chỗ thiếu” trong ngoài cơ thể. Một khi “lỏng mà không mỏi” thì tiếp tục thực hiện ba loại “tam hợp”, giải quyết được lỏng nhẹ, kiên định, trầm ổn, đến vấn đề duy trì cân bằng trạng thái tĩnh, tìm ra trạng thái vô cực, đến đây mới được gọi đạt được mục tiêu ban đầu của rèn luyện trang công và định thế.
Đưa kết quả luyện Tĩnh công vào trong luyện Động công của “công phu biết mình”, các động tác cơ bản công, đơn thao và đi quyền. Cái khó ở đây là: trạng thái vô cực cần phải duy trì liên tục, cần từng bước lĩnh hội “đánh quyền trong trạng thái vô cực” (lời thầy Thạch Minh). Vô cực là Tĩnh, Thái cực là Động, động và tĩnh cùng nhau tồn tại, “động tĩnh chi cơ” tức là chỉ ý này. Về câu trong quyền luận “nhất động vô hữu bất động, nhất tĩnh vô hữu bất tĩnh” (một chỗ động thì không có chỗ nào không động, một nơi tĩnh thì không có nơi nào không tĩnh), rất nhiều người giải thích sai câu này, cho rằng ý là chỉ “một khi động thì không có chỗ nào còn tĩnh, một khi tĩnh thì không có chỗ nào còn động”. Điều này đi ngược lại với nguyên lý và triết lý Thái cực quyền.
Chúng ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đối diện với tâm phân biệt cố hữu trong con người thì thái cực giống như luôn tạo ra “nghịch luận lô gic”. Thực tế đến nay, thái cực quyền trên giấy trắng mực đen đều giải thích: Âm Dương, Hư Thực, Động Tĩnh, Cương Nhu, Khai Hợp là đồng thời tồn tại. Ví như “Âm bất ly Dương, Dương bất ly Âm”, hay như “xứ xứ tổng thử nhất hư thực” (mọi nơi mọi chốn đều là một hư thực), lại như “Khai trung ngụ hợp, Hợp trung ngụ khai” (Hợp ẩn trong khai, khai ẩn trong hợp), “Hóa tức là phát, hóa phát đồng thời”, cương nhu không đổi, mọi người suy xét về sự đàn hồi thì sẽ rõ, ở đó cương nhu không rời nhau, cùng nhau tồn tại, chỉ là tỉ lệ cương nhu theo yêu cầu thực tế biến đổi không ngừng. Ngoại tam hợp của chúng ta, bao gồm bàn tay với bàn chân, chỏ với gối, vai với hông hợp lại với nhau, thực tế còn có bàn tay với bàn tay, bàn chân với bàn chân, chỏ với chỏ, gối với gối, hông với hông, tất cả các khớp, …Toàn bộ quan hệ, giữa mỗi cặp quan hệ, đều là tùy lúc tùy thế trong quá trình vận động liên tục, hiệp điệu và hài hòa theo phương thức thực hiện thống nhất của “tổn hữu dư nhi bổ bất túc” (tức vừa động, vừa lỏng, vừa hóa giải xung đột) không ngừng nghỉ, liên tục diễn ra giống như trạng thái cân bằng ở mọi vị trí của electron quay vòng trong lực học lượng tử. Các loại “tương hợp” đều là như vậy.
Đích đến này là rất cao, không thể nghĩ và giải thích được bằng ngoại hình. Có câu “Eo đỉnh chung thân nghiên” (Eo và đỉnh cần nghiên cứu cả đời), chính là cho mọi người biết, các đại sư tiền bối xưa, người trước ngã xuống người sau tiếp bước cả đời theo đuổi trình độ cao cấp của Thái cực quyền. Quyền luận kinh điển, từ ngữ đơn giản ý tứ sâu xa, đầy đủ tất cả, đáng để chúng ta kính trọng và nghiên cứu chiêm nghiệm cả đời. “Ý khí tu hoán đắc linh, nãi hữu viên hoạt chi thú” (Ý khí cần trao đổi mới được linh hoạt, linh mẫn để có tràn đầy hứng thú), thực tế là khái quát nội dung sâu sắc bằng ngôn từ đơn giản, trong “hoán đắc linh” này đã bao gồm trạng thái cân bằng của “tổn - bổ”. Buông lỏng cương kình giải phóng năng lượng, bổ sung vào những nơi khuyết thiếu năng lượng./.
PHẦN HẠ
Quân bình ngộ nhận
Có một cách hiểu hoàn toàn sai lầm thường thấy. Chúng ta thường nói nội kình khí lực trong cơ thể quân bình điều phối mới có thể đứng tốt vô cực trang hoặc đánh quyền hiệu quả, nhưng thực tế “quân bình” chỉ là một dạng cảm giác tự thân, cảm giác này có từ sự cân bằng thư giãn toàn cơ thể, loại cân bằng này cần có để hỗ trợ và hợp tác với “cơ nhục nhược nhất”, tạo điều kiện giữ gìn chỉnh kình. Trên thực tế, phần kình khí và áp lực các khớp xương không thể quân bình được, sức ép của lồng ngực xuống bụng và trọng lượng cơ thể ép xuống bàn chân là không thể quân bình, chính là cảm giác cơ thể nhẹ như chim yến, những sợi lông không làm thay đổi trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, “chỉ cần tâm tính giữ ý tịnh, thì tự nhiên không nơi nào không khinh linh”, bổ sung tác động “tổn bổ” trong quá trình “Lỏng Tán Thông Không” thì áp lực lên mỗi phần giữa các bộ phận cơ thể sẽ có thay đổi, nếu không chúng ta không thể cảm nhận được sự tự do vận động vừa lỏng trầm vừa khinh linh.
Cảm giác sai lệch về điều phối bình quân kình khí có liên quan tới tập quán bình quân chủ nghĩa mà nhiều người vô tình hay cố ý theo đuổi, họ cho rằng bình quân chủ nghĩa thể hiện sự công bằng. Nhớ lại một chút về nhiều năm trước, cả nước áp dụng phân phối bình quân theo nhân khẩu cho phiếu lương thực, phiếu quần áo (có ngoại lệ cho một số ít lao động có cân nặng), biểu hiện bề ngoài là công bằng, nhưng thực tế thì bất công bằng: Một gia đình có 4 người lớn và một gia đình có 2 người lớn và 2 trẻ nhỏ, mỗi người được phân phối như nhau, thế thì thực tế không công bằng rồi. Khi đó “tổn hữu dư nhi bổ bất túc” mới là công bằng; Chủ nghĩa cộng sản đề cao nguyên tắc “phân phối theo nhu cầu” mới là công bằng lý tưởng; nguyên tắc “phân phối theo lao động” trong chủ nghĩa xã hội khi đó chưa đạt được công bằng tương đối; chỉ có nguyên tắc phân phối “chủ nghĩa cộng sản tạm thời” mới được thúc đẩy đến chủ nghĩa bình quân. Như Lão tử lên án việc “tổn bất túc nhi bổ hữu dư” (bớt chỗ thiếu để bù chỗ thừa) gọi là “nhân đạo”, đến nay vẫn tiếp tục tình trạng phân phối tài nguyên bất công bằng trên toàn thế giới (chỉ có lúc cứu trợ, mới xuất hiện ngoại lệ “bớt chỗ thừa bù bào chỗ thiếu”). Chưa đến thời điểm toàn dân thế giới nhận thức được, không có cách nào loại bỏ ác quỷ kinh tế biến dạng, thì không thể nào hợp nhất với “Thiên đạo”. Quay về Thái cực quyền, một khi thực hiện được hòa hợp trong ngoài, thì có thể hưởng thụ đầy đủ lạc thú của “phân phối theo nhu cầu” kình khí thân tâm!
“Tổn bổ chuyển hoán” thành đại dụng
“Thính, Vấn, Nã, Phóng” trong “công phu tri bỉ” là thông qua nhu thủ giữa ta và người để luyện tập. Quá trình “từ thuần thục mà đi đến hiểu kình” (do trước thục nhi tiệm ngộ đổng kình), vì ta và người hai bên tác động qua lại, khéo léo dùng lực tiếp tay và đẩy tay, thì nội dung của “bớt chỗ thiếu mà bù chỗ thừa” (tổn bất túc nhi bổ hữu dư) càng phong phú đa dạng, bài viết này chỉ có thể đưa ra, còn nội dung chi tiết thì vui lòng xem 2 cuốn sách của Uông công “Dương thức Thái cực quyền thuật chân” và “Uông Vĩnh Tuyền thụ Dương thức Thái cực quyền ngữ lục cập quyền chiếu”.
Ví dụ, “Vô quá bất cập, tùy khúc tựu thân” (không quá không hụt, tùy co mà duỗi), vừa là quy luật hòa hợp của âm dương tương tế có sẵn trong tự nhiên, vừa là phương pháp nhu thủ Thái cực quyền thuận theo tự nhiên. Yêu cầu của nhu thủ Thái cực quyền là đưa tất cả những gì đạt được ở cơ bản công và giá tử Thái cực quyền dung hòa vào trong quá trình công thủ tiến lùi của hai bên giữa ta và người, việc này vừa là cách không làm tổn thương người, đồng thời cũng là quá trình chuyển tiếp không thể thiếu trước khi luyện tập tán thủ. Chính là nói chuyển đổi tấn công phòng thủ trong nhu thủ, câu đầu tiên giải thích trong quyền luận về nội dung này là “theo người mà duỗi, lấy mình để co, bớt chỗ dư của người mà bù chỗ thiếu của mình” (tùy bỉ chi thân, dĩ ngã chi khúc, tổn kỳ hữu dư nhi bổ kỷ chi bất túc), và cần làm được vừa đúng vừa đủ, không thừa không thiếu, một ly không sai lệch (mà không phải thứ mọi người dễ hiểu sai là nhượng bộ hay rút lui thuần túy – trong thái cực quyền không tồn tại kỹ thuật tiêu cực, hoàn toàn ngược lại), ta co như vậy để tiện cho “người cứng ta mềm gọi là chạy” (nhân cương ngã nhu vị chi tẩu), đi đến “tiến lên để bỏ xa” (tiến chi tắc dũ trường), “dẫn tiến lạc không” đi sâu vào kẻ địch, làm cho người mất kiểm soát, không thể không thu lại, từ đó ta đạt được “đắc cơ đắc thế” và “ta thuận người nghịch”; tương tự, chính là “theo co của người mà ta duỗi, luôn luôn bớt chỗ thừa của người mà bù vào chỗ thiếu của ta” (tùy bỉ chi khúc, dĩ ngã chi thân, y nhiên tổn kỳ hữu dư nhi bổ kỷ bất túc) (mà không phải thứ mà mọi người dễ hiểu sai là bỏ chạy tiêu cực hay tấn công mù quáng, hoàn toàn ngược lại), ta duỗi như thế để tiện “tiếp thủ” và sau khi “đắc cơ đắc thế”, nắm giữ quyền chủ động, từ đó hiểu rõ về “lùi về để bỏ gần” (thối chi tắc dũ xúc), chính là nói khiến người rút lui, giữ nguyên thế người và ta bám đuổi, tiếp đến khiến người không kịp phòng bị, thì xuôi theo hướng rút lui của người mà tấn công. Người lợi thế mà ta thất thế, cũng có thể dùng kỹ thuật thái cực quyền “bớt chỗ thừa của người mà bù vào chỗ thiếu của ta” (tổn kỳ hữu dư nhi bổ kỷ chi bất túc). Mọi người cũng sẽ thấy một kết quả khác việc này, nhưng bản thân không trải qua, thì không thấy được cũng không phân biệt được Thần Ý Khí biến đổi vô hình ở trong đó.
Không phải tôi huyễn hoặc hay nói quá. Tôi còn cần nhiều thời gian mới đạt tới trình độ này, nhưng tôi được sư phụ Thạch Minh và sư ông Uông Trung Minh giảng giải về trải nghiệm này, trong “điều kiện thực nghiệm khảo cổ thái cực quyền” (https://thaicucquyen.edu.vn/thuc-nghiem-khao-co-thai-cuc-quyen) cũng có thể tạo ra kết quả tương tự, cho nên từ góc độ này cũng có thế nói lên được. Có lúc tôi làm không được, nhưng bạn có hay không có thì tôi có thể nhận ra được.
Mọi người sẽ hỏi: “Như ông nói, co duỗi khai hợp đều là lấy chỗ thừa của người mà bù vào chỗ thiếu của ta sao”? Tôi nói chỉ là tôi kể ra như vậy. Tại sao ư? Bởi vì nguyên tắc chiến đấu của Thái cực quyền là “thế thuận theo người, lực mượn của người” (thuận nhân chi thế, mượn nhân chi lực). Không có nội công và công lực nhất định thì không biết cách mượn lực, không biết “khiên động tứ lạng bạt thiên cân” để lực của người phản lại thân người, không biết khiến người tự đánh người, cũng không được gọi là Thái cực quyền.
Trong nội công có phần gọi là khí cốt (như lời Lý Diệc Xa “Nếu muốn Thần không tản ra ngoài thì trước cần Thần Ý Khí thâu liễm nhập cốt”), tôi đã nói tới từ rất lâu, nhưng nhiều người dường như không nghe hoặc có biết mà không để ý. Tìm không thấy nội công nguyên bản Thái cực quyền và kỹ thuật cao cấp, mất đi niềm tin vào Thái cực quyền, hay là xem Thái cực quyên như là kỹ thuật chiến đấu bên ngoài và rèn luyện sức khỏe, sau rồi pha trộn lại thành Thái cực quyền tổng hợp, đây chính là điều xót thương cho bối cảnh thái cực quyền hiện nay.
Tuy nhiên, cơ sở nhận định tình trạng “tổn, bổ” hai bên trên thực tế là linh hoạt đa biến. Ví dụ như, tôi có thể thực hiện “tổn, bổ” trên cơ thể đối phương. Bởi vì người vừa xuất thủ, thì trạng thái cân bằng trên cơ thể anh ta trước sau trái phải trên dưới trong ngoài đều có vấn đề, xuất hiện nơi thừa nơi thiếu, tôi chỉ cần tổn chỗ anh ta dư, bổ chỗ anh ta thiếu, bằng việc cản trở cân bằng tự phục hồi của anh ta, thậm chí phá vỡ thế công của anh ta, trong khi ý hướng và động lực của anh ta vẫn kiên định hoàn toàn không thay đổi, còn cơ thể anh ta bị ép buộc mất tự chủ phải theo tác động “tổn, bổ” của tôi tạo ra đi ngược phản ý định anh ta, khiến anh ta mất kiểm soát đi đến thất bại.
Dù trong “công phu biết mình” hay “công phu biết người”, đều cần phải học cách không ngừng sử dụng nguyên lý “bớt chỗ thừa mà bù chỗ thiếu” bên trong bên ngoài cơ thể mình và giữa ta với người. Cái dư thừa thì bớt đi, cái không đủ thì bù vào, làm hóa giải xung đột lực học của bản thân và cương kình, tạo ra “kình xuyên suốt”, tiến tới cách thức cơ bản nhất “khí biến thân khu bất thiếu trệ”. Bỏ qua thứ này, không thể tạo nên trường năng lượng trong ngoài cơ thể tương ứng với tư duy lực. (https://thaicucquyen.edu.vn/tu-duy-luc-cua-thai-cuc-trong-phong-thi-nghiem) Phương pháp “tổn, bổ” cũng tạo điều kiện thuận lợi giải quyết xung đột giữa ta và người, từ “không quá không hụt” (vô quá bất cập), “không tiêu biến không đối đỉnh” (bất đu bất đỉnh) đi đến “co duỗi khai hợp nhậm tự do”. Tĩnh trong động, động trong tĩnh, “nhân địch biến hóa thị thần kỳ” (vì địch thay đổi mà cho thấy sự kỳ diệu), cần khắc phục “bệnh song trọng” dựa trên “âm dương tương tế”, cũng chính là “chuyển đổi hư thực” của linh hoạt, cũng chính là không gì ngoài “tổn bổ chuyển hoán”.
(Hết phần hạ)
Thông tin về các lớp tập tại CLB Thái cực quyền Dương thị Uông mạch Hà Nội:
Lớp thái cực quyền truyền thống
và Lớp Khí công thái cực quyền để phục hồi sức khỏe