Hóa giải đối kháng là cốt lõi của kỹ năng cơ bản thái cực quyền
Tác giả: Tiêu Duy Giai
Người dịch: Trần Thị An Tuệ
Thái cực quyền truyền thống trước tiên là một môn võ thuật, bản chất nguyên khởi và nội dung huấn luyện cốt lõi chính là năng lực thực chiến của nó. Ba đời quyền sư “Dương Vô Địch” bởi lẽ đối tượng thụ quyền không giống nhau, đối với võ công gia truyền đã thực hành “phân lớp, phân đối tượng, phân tuyến”, năng lực thực chiến của thái cực quyền vẫn chính là cốt lõi của nó. Phủ nhận hoặc từ bỏ võ công, kỹ thuật quyền thuật và phương hướng huấn luyện thực chiến của thái cực quyền, có nghĩa là phủ nhận hoặc từ bỏ chính bản thân thái cực quyền – Điểm này không thể mơ hồ được.
Điểm không giống với những đấu thuật thông thường là ở chỗ, hình thức luyện tập căn bản của thái cực quyền là mạn luyện (luyện chậm), nam nữ già trẻ đều thích hợp, vì vậy mười mấy năm trở lại đây, ngoài võ công ra từ trong đó còn có thể phái sinh rất nhiều công năng khác có lợi cho đại chúng, như tu thân dưỡng tính, luyện tập thể dục, nghệ thuật sân khấu, thậm chí cả biểu diễn tạp kỹ... Bao gồm cả việc hình thành các hạng mục thi đấu thể dục thể thao. Chúng ta rất khó để tưởng tưởng rằng, các cách thức võ công thi đấu khác, như quyền anh lại có thể phái sinh ra những công năng và hạng mục phong phú như vậy.
Kỳ thực, những thứ đó đều là sản phẩm phụ của thái cực quyền truyền thống. Tại sao lại gọi là sản phẩm phụ, chúng ta không bàn tới. Ở đây chỉ nói tới những sản phẩm phụ này được hình thành trong quá trình đơn giản hóa, đại chúng hóa, phổ cập trên diện rộng của thái cực quyền tinh hoa nguyên bản. Tuy nhiên chính những sản phẩm phụ do Ban Võ thuật thuộc Ủy ban Thể dục – Thể thao Quốc gia chỉ đạo lập kế hoạch và thúc đẩy thực hiện này lại nhận được sự yêu thích của mọi người, trở thành một hạng mục rèn luyện thể chất toàn dân được đẩy mạnh rộng rãi, tiến tới mở rộng ra nước ngoài, được nhân dân khắp nơi đón nhận và lôi cuốn được toàn thế giới.
Tuy vậy, rất nhiều người không biết được rằng, sự thành công của việc được cả phía Nhà nước và công chúng yêu thích mạnh mẽ, lại ẩn giấu một sự việc khác khiến chúng ta phải thở dài lo lắng: Đồng thời với sự phổ cập rộng rãi chưa từng có trước mắt, thì công phu cao siêu nguyên bản của thái cực quyền truyền thống, cùng với rất nhiều nội hàm văn hóa sâu sắc, không những không thể thêm một bước kế thừa, tinh luyện, tổng kết và phát triển, mà ngược trở lại những phương diện này lại đang bị thất truyền nghiêm trọng. Kỳ thực, có rất nhiều cá nhân và tập thể đã luôn luôn yêu mến, dốc hết tâm huyết, không chịu buông tay, quên cả thân mình để ra sức cứu giúp, thế nhưng thái cực quyền huy hoàng của ngày trước cùng với tinh hoa và linh hồn của nó, hiện nay đã không còn lại được bao nhiêu, mà chỉ còn lại rải rác, phân tán trong tay của một vài vị quyền sư, dường như đã sắp tàn diệt rồi. Rất nhiều quyền sư, đa số không giỏi về giao tiếp và trao đổi, không mạnh về việc bình tĩnh ôn hòa để cùng nhau thảo luận, lại càng không giỏi việc tập hợp, gom góp thành công của mỗi cá nhân, hợp lực để phục hồi những công phu cơ bản của thái cực quyền. Vốn dĩ là, “Hợp cửu tất phân, phân cửu tất hợp” (Hợp lâu ngày thì tất phân tán, tan lâu ngày thì tất phải hợp lại) , thì hiện nay lại là, “Hợp cửu dĩ phân, phân cửu bất hợp” (Hợp lâu ngày đã phân tán, phân tán lâu rồi thì không hợp lại nữa).
Dẫn tới tình trạng suy thoái như hiện nay có rất nhiều nguyên nhân lịch sử, không phải là điều mà bài nghiên cứu này có thể trình bày, chúng ta chỉ có thể gửi sự hy vọng tới những nhóm học giả thực sự chân chính, nghiêm túc, chăm chỉ để tìm tòi, nghiên cứu một cách tổng hợp. Hôm nay, tác giả sẽ xuất phát từ thái cực quyền luận và một số quy tắc cơ bản công cùng một số điểm khác để tiến hành phân tích.
Quá trình huấn luyện “Thái Cực” là đặc thù
Sự khác biệt với những môn võ thuật tranh đấu trên thế giới là, quá trình huấn luyện thái cực quyền, “Thái Cực” là đặc thù. Đặc thù chính là ở chỗ: Thái cực quyền bao nhiêu năm huấn luyện giai đoạn cơ bản công hoàn toàn không phải là thứ vận động mang tính đối kháng. Giai đoạn huấn luyện này không phải là thủ đoạn đối kháng và năng lực đối kháng, mà là thứ trí tuệ và công phu đặc biệt thông quá hóa giải đối kháng để giành thắng lợi. Thái cực quyền theo đuổi chính là “Thuần nhiệm tự nhiên” (Hoàn toàn thuận theo tự nhiên), năng lực hòa hợp để kháng lại những phiền nhiễu ở bên trong lẫn bên ngoài, đó mới là mục tiêu cao nhất khi luyện tập cơ bản công thái cực quyền. Đồng thời chỉ có cơ bản công như vậy mới là tiền đề và nền tảng cơ sở để huấn luyện năng lực thái cực quyền thực chiến về sau.
Một điểm càng khác biệt hơn nữa đối với các môn võ thuật tranh đấu khác chính là thứ mà bậc tiền bối gọi là “Quyền tuy tiểu kỹ, khước hàm chí đạo” (Quyền tuy chỉ là kỹ thuật nhỏ bé, nhưng lại bao hàm trong đó chí đạo), chỉ rõ thái cực quyền còn có thể dùng để “cầu đạo” (Chân lý cầu đạo). Theo đó, lại xuất hiện con đường đạo thái cực quyền chính là phương thức cao cấp nhất do chính bản thân mình tu luyện, nội dung của nó đã vượt xa phạm vi tinh cận (khái niệm trong Phật giáo, ý nghĩa là nỗ lực hướng thiện, hướng thượng) võ công và dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe.
Công phu thái cực quyền vận dụng vô cùng nhuần nhuyễn triết lý và nguyên lý thái cực, nó dựa vào thể ngộ (Thể nghiệm và giác ngộ, tức là tự bản thân mình ngộ ra, cảm nhận được) sâu sắc làm gốc, hòa hợp cả bên trong lẫn bên ngoài của võ công với tinh thần văn hóa Trung Hoa truyền thống, cùng nhiều nhân tố cốt lõi khác. Đó chính là đặc tính khác biệt: phi đối kháng, phi bạo lực, không xâm lược của cơ bản công thái cực quyền, đồng thời nó có thể luyện tập từ từ, cung cấp điều kiện phi thường cho việc “Tự ngã siêu việt” (Khái niệm do Viktor Emil Frankl đưa ra, ông ấy cho rằng thứ mà con người mưu cầu không phải là tự mình thực hiện và là vượt qua chính mình trong cuộc sống. “Tự ngã siêu việt” được hiểu là, một người luôn có thể nhận thực rõ ràng nguyện vọng thực chất của chính mình, để rồi nhằm hiện thức nguyện vọng này mà tập trung toàn bộ tinh lực, rèn luyện sự nhẫn nại, đồng tời có thể quan sát một cách khách quan hiện thực. Một người có thể tự mình vượt qua (tự ngã siêu việt), cả một đời đều truy cầu trình độ trác việt (lỗi lạc, xuất chúng), giá trị của việc “tự ngã siêu việt” nằm ở chỗ học tập và sáng tạo) trong võ thuật. Tất cả những điều này đều là sự khác biệt rõ ràng nhất, chói sáng nhất giữa thái cực quyền với tuyệt đại đa số môn võ thuật tranh đấu khác trên thế giới, cũng chính là điểm lối cuốn đặc thù nhất của thái cực quyền, nếu không vì vậy thì thái cực quyền không thể được ca tụng là báu vật của văn hóa Trung Quốc.
Đáng tiếc là ngày nay, không chỉ Ủy ban thể dục thể thao và số đông những người yêu thích thái cực quyền, mà còn bao gồm cả rất nhiều những vị quyền sư vô cùng chuyên nghiệp, mọi người dường như đã quên mất, hoặc là không quá để ý, hoặc là không có sự nhận thức đầy đủ, mà dần dần không còn nhấn mạnh đến những đặc trưng cốt lõi vô cùng đáng trân trọng của cơ sở thực tiễn thái cực quyền.
Chúng ta không thể nào nhìn mà không thấy, luyện mà không hiểu chính là, chỉ dạy lý luận kinh điển của thái cực quyền mà trong đó gần như không tìm được chữ “làm thế nào để đối kháng”. Ngược lại, quyền luận thông thiên (Cuốn thông luận về quyền học) đều luận rằng, “làm sao để ngăn chặn đối kháng, làm sao để hóa giải đối kháng”, làm sao hóa giải cho khéo léo, hóa giải mà đối phương không hề nhận ra, hóa giải để đối phương thoải mái thuận theo, hóa giải mà sự cân bằng của đối phương hoàn toàn do chính mình rất nhẹ nhàng khống chế và nắm chắc, chính điểm này quyết định nhu thủ (tay mềm mại) trong luyện tập cơ bản công. Cứ vậy bây giờ và sau này trong thực tiễn chiến đấu khiến cho người khác thắng bại, được thua một cách tâm phục khẩu phục. Chữ “hóa” trong văn hóa Trung Quốc là một ký hiệu vô cùng đặc thù, các kỹ thuật và tu dưỡng trong mọi lĩnh vực của văn hóa Trung Quốc, đều dùng “xuất thần nhập hóa” (Hình dung nghệ thuật đạt đến cảnh giới tuyệt diệu) và “hóa cảnh” (Đạt đến tình độ tuyệt vời, siêu phàm) để chỉ đến cảnh giới cao nhất. Mà hai câu này, dường như không có cách nào để dịch sang tiếng nước ngoài, trong ngoại ngữ khác hầu như không tìm được từ tương thích. Để nói rằng đẳng cấp này, cũng là một cống hiến nữa của Trung Quốc đối với văn hóa thế giới.
Một lần nữa làm học sinh tiểu học
Đây mới gọi là “Bất đu bất đỉnh” (Bất đu (Đu là ném, vứt) tức là dính chặt, không rời xa tứ chi và mình đối phương. Bất đỉnh (đỉnh là đối kháng), tức là đối phương dùng lực để đánh ta, ta không dùng lực để đối kháng lại, tức là chủ trương “bỏ đi”. Nhưng cái “bỏ đi” này không phải là bỏ chạy theo cách tiêu cực, mà là dùng trạng thái nghênh chiến tích cực để tiếp nhận bất kỳ tư thế chiến đấu nào của đối phương, vận dụng nhu lực (lực mềm) để áp sát, dính chặt vào đối phương (nếu dùng sức mạnh chắc chắn sẽ không thể dính chặt), sau đó mới cảm nhận sự lớn nhỏ, ngắn dài và phương hướng của lực tác dụng, lợi dụng sự áp sát, dính). Đây cũng có lẽ là nội dung cốt yếu về kỹ thuật và cơ bản công thái cực quyền mà chúng ta quen thuộc nhất. Cách ngôn “Bất đu bất đỉnh” quan điểm hết sức rõ ràng, không hề bao hàm bất kỳ thứ gì mơ hồ, thể hiện rõ kỹ thuật cốt lõi của thái cực quyền là tính phi đối kháng.
“Âm dương tương tề” (Tương tề là tương trợ, hỗ trợ lẫn nhau), “Xả kỷ tòng nhân” (Xả là vứt bỏ, Kỷ là bản thân mình, tòng là thuận theo, nhân là người khác. Xả kỷ tòng nhân được hiểu đơn giản là, vứt bỏ ý kiến của cá nhân để thuận theo chủ trương của người khác. Trong Thái cực quyền, ý nghĩa của “xả kỷ tòng nhân” vô cùng sâu xa. Làm cho bản thân mình từ đầu đến cuối luôn giữ được trạng thái hư linh và buông bỏ. Con người trong hoạt động nhận thức, “tâm” là “cảm”, “vật’ là “ứng”, nhận thức vạn vật cần thuận theo quy luật tồn tại vốn dĩ của nó. Bởi vậy, “xả kỷ tòng tâm” chủ trương từ bỏ chủ quan để cảm nhận những thứ bên ngoài thân, làm theo tự nhiên để từng bước đạt được sự tinh thông),“Vô qua bất cấp” (Vô qua bất cập được hiểu là luyện quyền không được quá sức, quá mức, cũng không được không đủ, không kịp thời (bất cập). Luyện quá sức, quá mức thì tổn hại tinh lực, mệt mỏi cả tâm và thân. Luyện không đủ, không kịp thời thì không thể đạt được mục tiêu, cơ hội qua đi thì không có cách nào bù đắp lại. Một phương diện khác, “Vô qua bất cập” được hiểu là tư thế luyện công “không tham cũng không nợ”, không vượt quá cũng không được thiếu. Đánh quyền phải nghiêm khắc chú ý, quyết tâm làm được điểm này. “Vô qua bất cập” là nguyên tắc căn bản khi đẩy tay, yêu cầu chúng ta phải phân bổ hợp lý toàn thân, sao cho từng bộ phận phải vừa phải, toàn thân phải hợp nhất, không tham không nợ, luôn giữ được trạng thái cân bằng ở mọi vị trí.), “Bất tiền bất hậu”...một loạt các yêu cầu này đều đồng thời thuộc về ý này.
“Bất đu đất đỉnh” là chìa khóa chung để hóa giải đối kháng. Tin hay không tin, tìm hay không tìm, có thể làm được hay không, làm có đủ tốt hay không, có thể làm được bất kỳ lúc nào hay không, có thể thuần chất, tinh khiết hay không, đó đều không phải là vấn đề của bản thân thái cực quyền, mà chỉ là vấn đề về năng lực trước mắt của bản thân mỗi chúng ta.
Giới quyền học đối với việc thế hệ sau lại không được như thế hệ trước về kỹ thuật thái cực quyền dường như sớm đã thành một định luận, nếu như không thêm vào những thứ khác để giả mạo thái cực quyền, thì việc thái cực quyền truyền thống ít ỏi còn sót lại như ngày nay không thể nào lên được sân khấu là điều sớm thành sự thật. Đối diện với sự huy hoàng của thái cực quyền ngày xưa cùng sự khuyên bảo, chỉ dạy tận tình của bậc tiền bối, tuyệt đại bộ phận chúng ta đã không thể không một lần nữa tìm tòi lại cơ bản công ban đầu, không thể không khai thác lại từ gốc rễ, bắt đầu học tập, nắm bắt lại từ đầu chiếc chìa khóa “bất đu bất đỉnh”, một lần nữa trường kỳ làm học sinh tiểu học, từ trong những thứ nguyên thủy ít ỏi, manh mún còn sót lại tiến hành tìm hiểu gốc rễ, ngọn nguồn, từng bước từng bước một tìm lại tất cả những gì đã thất truyền. Nhận định ban đầu, việc này cần sự nỗi lực của vài thế hệ, bởi lẽ quá trình làm cho nó thất truyền cũng đã cần sự “nỗ lực’ của vài thế hệ.
Ở đây không thể không nhắc đến lịch sử gần một trăm năm nay có liên quan đến chúng ta. Trong vòng vừa tròn 100 năm, bắt đầu từ “Phong trào Ngũ Tứ” năm 1919 cho đến bây giờ sắp sửa nghênh đón năm 2019, chúng ta đối với văn hóa truyền thống của Trung Quốc đã đưa ra những phê phán mang tính lâu dài, dễ dàng, chóng vánh. Nguyên nhân rất rõ ràng: Triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc tức triều Thanh, trong khoảng gần 300 năm cai trị, ngoài các việc tập hợp và chỉnh lý “công tích”, khiến cho văn hóa Trung Quốc bị trì trệ và ngừng phát triển, đầy rẫy những tệ nạn nghiêm trọng, trở thành vật cản Trung Quốc tiến bộ, là những trở ngại mang tính chất bảo thủ để Trung Quốc lớn mạnh, không thể không thêm sự tổn hại của mỗi một phong trào cách mạng mạnh như chẻ tre. Tất yếu lịch sử cùng với sự đấu tranh giải phóng của nhân dân Trung Quốc này không có chỗ cho sự hoài nghi.
Thế nhưng chúng ta đồng thời cũng không thể không thừa nhận, trong quá trình phê phán hết sức mạnh mẽ đó, chúng ta đã không tránh được việc đưa ra những phê phán không phân định rõ trắng đen, thậm chí làm tổn hại đến rất nhiều tinh hoa văn hóa của Trung Quốc, và cũng không tránh được việc bảo lưu không ít những cặn bã, hai thứ này đã gieo hại đến tận ngày nay, và vẫn tiếp tục trở thành vật cản trong quá trình tiến bộ và lớn mạnh của chúng ta. Là một sản phẩm văn hóa truyền thống Trung Quốc, sứ mệnh lịch sử của thái cực quyền cũng chính là như vậy.
Thậm chí nhiều năm trước, công việc khai thác và chỉnh lý võ thuật mang tính toàn quốc, sau rốt lại thành đầu voi đuôi chuột: Tất cả tài liệu được niêm phong rồi đem cất vào kho giữ liệu của Viện nghiên cứu Võ thuật Trung Quốc, chỉ có vài người được quyền tiếp xúc, chẳng nhìn thấy được thành quả nghiên cứu gì quan trọng, càng không thể nói tới việc tổ chức được một đội ngũ có quy mô để tiếp tục tiến hành nghiên cứu về sau. Trong trường hợp này, võ thuật cấp cao và nội dung văn hóa, càng nhanh chóng lâm vào tình cảnh suy thoái. Đồng thời, giả tạo một cách trắng trợn hoặc xuyên tạc phong trào lịch sử cùng thói treo đầu dê bán thịt chó, cuốn sạch hết giới võ thuật, trong đó có cả thái cực quyền. Nhằm nhìn nhận một cách công bằng, không thể không thông cảm cho Ủy ban thể dục thể thao của chúng ta. Là một phương tiện truyền đạt quan trọng của văn hóa, lịch sử, thái cực quyền tuyệt nhiên không phải là một môn vận động thể dục đơn thuần, nó có nhiệm vụ quan trọng bồi dưỡng một cách toàn diện, tạo nên những cao thủ văn võ song toàn, việc này vượt rất xa phạm vi và năng lực quản lý của bộ phận thể thao. Nhiệm vụ này cần rất nhiều ban ngành và nhiều lĩnh vực khoa học cũng nhau nỗ lực mới có thể hoàn thành được.
Một điều may mắn là, người dân trung Quốc có năng lực nhìn nhận, suy ngẫm về lịch sử. Như hiện nay, lãnh đạo nhà nước tích cực khởi xướng “Tự tin văn hóa”, đồng thời với quá trình kiến tạo, cũng chủ trương kế tục và phát huy mạnh mẽ những giá trị văn hóa truyền thống Trung Quốc tốt đẹp, những hoạt động tương ứng này đang phát triển rầm rộ khắp nơi. Tuy nhiên, kiến thiết văn hóa so với kiến thiết kinh tế còn cần một sự mạnh mẽ và quá trình lịch sử lâu dài hơn. Những thứ mà chúng ta tìm thấy được ngày hôm nay vẫn chỉ là những thứ tốt đẹp ở bề nổi, chứ chưa chạm tới những báu vật ở dưới đáy biển sâu. Có một học giả đã từng nói rằng, “Thực tế chứng minh kinh tế Trung Quốc phát hiện như vũ bão có thể thực hiện được trong vòng 30 – 40 năm, thế nhưng nếu những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp bị băng hoại, thì phải mất tới hàng trăm năm mới có thể khôi phục được” (Không phải nguyên văn, đại ý là như vậy), tôi đồng ý sâu sắc với quan điểm này.
Những chú thích ở trong phần (...) là do dịch giả tự tìm hiểu và ghi chép thêm.
Thông tin về các lớp tập tại CLB Thái cực quyền Dương thị Uông mạch Hà Nội:
Lớp thái cực quyền truyền thống
và Lớp Khí công thái cực quyền để phục hồi sức khỏe