"Minh sư" Thạch Minh đề cao tư tưởng không tranh đấu với người
Kỷ niệm mười năm ngày mất của Thái Cực Quyền danh gia Thạch Minh
(2003-2013)
(Nguyễn Quân dịch)
Ngày 18 tháng Tư năm nay là kỷ niệm tròn 10 năm ngày mất của truyền nhân Dương thức Thái Cực Quyền Uông mạch, Thái Cực Quyền danh gia Thạch Minh tiên sinh. Những năm gần đây, ngày càng nhiều đàm luận về Thạch Minh tiên sinh trên Internet, có khen, có chê, thậm chí có thái độ hoài nghi truyền thừa của ông.
Còn nhớ những năm đầu thập niên 90 (thế kỷ 20), quốc họa gia Lý Yến tiên sinh (con của quốc họa đại sư Lý Khổ Thiện) từng mộ danh mà tìm đến chỗ Thạch Minh tiên sinh. Lý Yến tiên sinh cho rằng, Thái Cực Quyền và Dịch Lý tương thông, lý luận cũng tương thông với hội họa, trong đó ông ta muốn tham cầu và hấp thu nội hàm văn hóa Thái Cực. Sau một thời gian học tập, một hôm, ông ta mang theo công cụ làm điêu khắc, đến Tử Trúc viện công viên trung tâm đảo Bát Nghi Hiên (nơi Thạch Minh tiên sinh thụ quyền), từ một khối đá rộng chừng nửa mét, dài khoảng một mét, ông ta tạc bàn tay lớn nhỏ tượng hình chữ "Minh" (明), dùng phương thức này để tán dương Thạch Minh tiên sinh là một vị thầy Thái Cực Quyền chân chính.
Tư liệu thứ nhất, 10 năm trước khi Thạch tiên sinh mất, do tác giả bài viết này sắp xếp, Trương Tử Thần huynh đã ký tên vào “Những ngày học Thái Cực Quyền với thầy Thạch Minh’’. Tác giả và Thạch Minh phi thân phi cố, bình thời không tiếp xúc, không phải nhập thất đệ tử, cũng chưa từng học quyền trực tiếp từ ông ta. Sau khi Thạch Minh mất, tại sao tôi muốn viết một bài văn tưởng niệm? Kỳ thực nguyên nhân rất giản đơn, chính là "hữu cảm nhi phát"!
Những năm cuối thập kỷ 70 đến đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Thạch tiên sinh tại Tử Trúc viện thiết tràng thụ đồ nhóm đệ tử thứ nhất, gồm Dương Gia Thương, Hoàng Chấn Hoàn, Trương Quốc Kiện, Trương Tử Thần, Phạm Lý Bảo… họ đều là thầy giỏi bạn tốt của tôi - bao gồm bạn vong niên của tôi là Chu Hỉ Lâm (Tiểu Chu Tử) đã trạm trang hơn một năm tại nơi của Thạch tiên sinh, sau đỗ vào đại học, mới được Thạch tiên sinh thu làm nhập thất đệ tử - đi lại thân mật với tôi, hỗ thông hữu vô - nên đối với việc dạy quyền và kiến thức về Thái Cực Quyền, quan niệm về dạy quyền, các bước, phương pháp… của Thạch tiên sinh, có thể nói ông ta biết không ít. Tôi cảm thấy nhất là Gia Thương, lão Hoàng, Đại Trương, Tử Thần, lão Phạm và một số người khác, trải qua điểm bát và truyền thụ đặc biệt của Thạch tiên sinh, trong mấy năm công phu, mỗi người đều tiến bộ rất xa, cao hơn trước rất nhiều, thậm chí có thể nói là lên một tầng cao mới. Sự khác biệt ở đâu? Khác biệt ở khả năng thâm nhập, trình độ nắm bắt và lý giải nội công kình pháp của Thái Cực Quyền. Bởi vậy, cho dù có người phê phán hành động của Thạch tiên sinh, nhưng tác giả cho rằng “nhân vô thập toàn” - nỗ lực tham cầu Thái Cực Quyền chân đế và thụ đồ của Thạch Minh tiên sinh không thủ cựu, tự khai phá một con đường mới, sáng tạo ra phương pháp huấn luyện có hiệu quả. Có thể khẳng định ông có công lao không nhỏ trong việc hoằng dương và phát triển Thái Cực Quyền. Bởi vậy cần phải viết để các bộ môn hữu quan trọng thị và gia tăng nghiên cứu, đó là lý do tôi viết đoạn này.
Trong những người thầy giỏi, bạn hiền kể trên, người tôi khó quên nhất là Dương Gia Thương huynh. Gia Thương từng trước sau bái Thái Cực thọ tinh Ngô Đồ Nam và Bát Quái tông sư Lý Tử Minh làm thầy, học tập Thái Cực Quyền, Bát Quái Chưởng, Hình Ý Quyền và các môn quyền nghệ khác. Ông ta theo Ngô lão học quyền hết sức cứng nhắc, nhưng không dậm chân tại chỗ. Khi ông ta biết Thạch Minh đối với Thái Cực Quyền có kiến giải độc đáo và phương pháp truyền thụ đặc biệt, không chút do dự chấp nhận lễ làm đệ tử, đi theo học tập. Ông ta không phải người nóng vội, đứng núi này trông núi nọ, mà lấy đường lối Ngô lão truyền thụ làm chủ đạo, hấp thu điểm mạnh của các nhà để làm phong phú, đầy đủ cho mình. Theo Chu Hỉ Lâm giảng: "Khi ông ta theo Thạch Minh học quyền, học một thức Lãm Tước Vĩ thì đã hiểu toàn bộ bài quyền".
Gia Thương huynh đĩnh ngộ hơn người, nhưng vẫn chăm chỉ luyện tập không tiếc công sức. Ông ta luyện Vô Cực trang do Thạch Minh dạy mỗi lần cả tiếng đồng hồ, tại công viên yên tĩnh trạm, tại nhà xem TV cũng trạm, ông ta dường như không ngồi xem TV. Luyện tập khố quyển (một loại cơ bản công do Thạch lão sư truyền thụ), mỗi ngày không phải chuyển vài trăm, vài nghìn, mà mỗi lần chuyển là 40-50 phút hoặc một giờ. Vì hông có quan hệ cân bằng và ổn định với hạ bàn, chuyển hoán khinh linh hư thực. Vả lại, eo và hông quan hệ mật thiết, eo hông tùng linh toàn thân mới có thể thấu không. Căn cứ theo lời kể: ông ta bắt đầu đột phá từ hoạt khố, mỗi cử động của khố, vai, chỏ đều động, năng đơn động (một bên), lại năng song động (hai bên), do ông ta luyện hoạt khố, ngoại động dẫn nội động, công năng đan điền nội chuyển càng linh động, nên ông ta thành người nổi bật trong số đệ tử của Thạch Minh.
Có một việc phải nhắc tới, dạy Thái Cực Quyền theo phương pháp truyền thống, thì người học đông, mà người thành thì ít! Có người 10 năm, thậm chí 20 năm vẫn chưa thể nhập môn. Nhưng Chu Hỉ Lâm (Tiểu Chu Tử) theo Thạch Minh trước sau học dăm ba năm, các kỹ năng của Thái Cực nội công, cơ bản đều có thể nắm vững. Ông ta đáp ứng yêu cầu của bạn quyền giảng bài, khi nói thới tự mình thể hội khi học quyền, chủ yếu nói về chỗ hơn người của Thạch Minh lão sư. Ông ta nói, Thạch Minh lão sư đem “Thái Cực Quyền luận” của Vương Tông Nhạc ngộ thấu rồi, lại căn cứ vào yêu cầu của quyền luận xây dựng tỉ mỉ phương pháp và hệ thống huấn luyện. Ba năm đầu, chú trọng để học sinh lý giải và giải quyết chỉ là câu quyền luận đầu tiên: "Thái Cực giả Vô Cực nhi sinh, động tĩnh chi cơ, âm dương chi mẫu dã." Vô luận là trạm Vô Cực trang, luyện thám hải trang hay chuyển khố quyển nhi hoặc cơ bản công khác, điều đầu tiên cần phải giải quyết là: Thế nào là vô cực? Thế nào là Thái Cực? Thế nào là động? Thế nào là tĩnh? Thế nào là âm? Thế nào là dương? Không làm rõ những vấn đề này thì không được, bởi vì đó là cơ…
Không làm rõ những vấn đề này thì không được, bởi vì đó là cơ bản. "Tiểu Chu Tử" ví dụ cụ thể: "Thái Cực giả Vô Cực nhi sinh", vọng văn sinh nghĩa, Vô Cực là mẹ của Thái Cực, không biết Vô Cực, không tìm thấy cảm giác Vô Cực, thì không thể nói Thái Cực từ đâu. Do đó, ngay từ đầu Thạch lão sư nhấn mạnh trạm Vô Cực trang, trước tiên "trong trạng thái tĩnh" tìm được "trạng thái Vô Cực" và thể ngộ "cảm giác Vô Cực" . Sau đó tái cầu Thái Cực? ... và những thứ khác... từng bước tiếp tục luyện tập. Chính vì phương pháp và trình tự do ông ta thiết lập phù hợp với yêu cầu của quyền luận, nên người tập cảm thấy dễ dàng nhập môn và nâng cao. "Tiểu Chu Tử" còn nói, sau này ông ta còn theo Vương Bồi Sinh lão sư học quyền, mọi người cho rằng ông ta lĩnh ngộ nhanh hơn người khác. Nhưng theo lời ông ta, chính vì đã theo Thạch lão sư học quyền mấy năm, nên ông ta có sẵn cơ bản nhất định của Thái Cực nội công (tâm tri và thân tri). Ông ta từng ví: "Giống như Vương lão sư biểu diễn trên đài, Thạch lão sư cho ta cái thang, ta có thể trèo lên đài, đến gần xem, có thể thấy rõ những động tác, thần thái vi tế của Vương lão sư, đều thấy rất rõ, lĩnh ngộ được rồi thì tự nhiên khác với bình thường!".
Những người khác như lão Hoàng, Đại Trương, Tử Thần, lão Phạm…, họ đều theo yêu cầu của Thạch Minh lão sư trạm Vô Cực trang, luyện tham hải trang, chuyển khố quyển nhi... Trước tiên tại "Thể" đả thông khí đạo, luyện đến phi thường nhận chân. Nguyên nhân là, Thái Cực Quyền yêu cầu "Khí biến thân khu bất thiểu trệ", "Dĩ ý đạo khí, dĩ khí vận thân", "Dụng nội khí vận động quyền giá", nếu không "Nội khí bất túc" hoặc "không có nội khí thôi động tư thế vận hành", thì không thể đạt "Dưỡng", và rơi vào "Không giá tử", "Hoa giá tử" hoặc "Thái Cực thao" . Cho nên Thạch lão sư cho rằng, khi dạy quyền giá không thể cứng nhắc, cần căn cứ tình trạng tiến triển của mỗi người làm chuẩn (Giá thức Thạch tiên sinh dạy, là trên cơ sở Dương thức, không phải là Uông mạch Lão Lục Lộ, không phải Vũ thức, là do ông ta căn cứ vào lý giái của ông ta đối với “Quyền kinh” và lý niệm thần, ý, khí, kình động phân tĩnh hợp, âm dương biến hóa mà tự sáng tạo ra). Kết quả là mỗi người trên cơ sở vốn có, đều có thể đột phá, thủ đắc, ở đây không nói tỉ mỉ.
Để viết bài này, tôi đã xem lại các ghi chép cũ, phát hiện ra Thạch Minh tiên sinh từng thuyết giảng chuyên đề “Thái Cực Quyền và đặc điểm kỹ kích” tại phòng 201 Bắc Đại, ngày 23 tháng 11 năm 1988. Bài giảng gồm ba vấn đề: Thái Cực là gì? Thái Cực quyền là gì? Và đặc điểm kỹ kích của Thái Cực Quyền. Trong đó nói tới " trung cực tuyến của Thái Cực đồ". Đoạn ghi chép này làm tôi nhớ tới một sự kiện Vương Bồi Sinh lão sư sinh tiền giảng qua:
Một lần, Thạch Minh đến thăm Vương lão sư gia tại số 11 ngõ Kim Tưởng, thỉnh giáo một số vấn đề lý luận liên quan tới Thái Cực Quyền. Theo Vương sư kể: lần nói chuyện đó, bàn rất sâu, rất kỹ về vấn đề "Thái Cực" là gì. Vương sư cho rằng: tiên triết viết "Nhất âm nhất dương vị chi đạo" ;"Dương phi đạo, âm phi đạo, đạo tại âm dương chi gian" . Theo suy nghĩ của người thường, dương chính là dương, âm chính là âm, đạo tại âm dương chi gian, "chi gian" là gì? Có vẻ khó lý giải. Vương lão sư bổ sung, "chi gian" chính là điều mà tư duy của người bình thường tự hồ khó lý giải, không phải cái này, cũng không phải cái kia; là cái này, cũng là cái kia, phù hợp thể hiện triết lý Thái Cực âm dương biến hóa - quy luật đối lập song phương cộng tồn, một thể thống nhất trong đó thử tiêu bỉ trường, đồng sinh cộng diệt, tương hỗ chuyển hóa" . Để nói rõ vấn đề, Vương lão sư thậm chí còn cùng Thạch Minh phân tích kỹ lưỡng Thái Cực đồ. Vương lão sư thuyết, "Đường cong hình chữ S trong Thái Cực đồ, tục xưng trung cực chi huyền, chính là thể hiện "Dương phi đạo, âm phi đạo, đạo tại âm dương chi gian" tối sinh động. Vì nhìn dương ngư, S tuyến là dương; như nhìn âm ngư thì S tuyến là âm. Vì vậy S tuyến này, là dương, cũng là âm, phi dương, lại phi âm. Có thể nói nó vừa là âm vừa là dương, phi âm phi dương. Vả lại, mắt con cá âm là dương; mắt con cá dương lại là âm. Thêm một bước biểu hiện, dương trung hữu âm, không đâu không là sự đối lập thống nhất của âm dương. Cũng có thể nói, vũ trụ vạn sự vạn vật đều là Thái Cực. Nhận thức được điểm này rất trọng yếu, nếu không khó thể hội được ích lợi và lạc thú trong luyện quyền chiêu chiêu thức thức thần, ý, khí, kình động phân tĩnh hợp, âm dương biến hóa đích ích xử và nhạc thú!".
Còn nhớ lần gặp đó, Vương lão sư khen Thạch Minh rất "quỷ" – tức thông minh khác thường – sau khi nghe, nói rằng: "Đối! Đạo tại âm dương chi gian" - tự hữu sở đắc.
Thạch tiên sinh tại Bắc Đại thuyết: "Sự vật nào cũng có cực hạn, trong khoảnh khắc cực hạn đó là trung cực, chính là Thái Cực. Như trung tuyến trong Thái Cực đồ, vừa âm vừa dương, phi âm phi dương. Cụ thể như: ta muốn xuất thủ, cần xuất khoảnh khắc ngay trước đó (tức khoảng thời gian ngay trước khi xuất và chưa xuất); ta muốn hồi thủ, cần thu khoảnh khắc ngay trước đó (tức khoảng thời gian ngay trước khi thu và chưa thu), hai khoảng thời gian này đều là Thái Cực" . Ông cho rằng: "Đả quyền chính là khoảng giữa hữu và vô, giữa âm dương, đồng sinh cộng diệt, thử tiêu bỉ trường, quá trình không ngừng biến hóa." .
Thạch Minh tiên sinh khi giảng tọa nói tới hàm nghĩa của "Mại bộ như miêu hình", ông nói tuyệt không phải là khi anh bước nhấc ngón chân, trước tiên gót chân chạm đất, ai gọi như vậy là miêu yêu tẩu? "Mại bộ như miêu hình" và "như lý bạc băng", chủ yếu nhấn mạnh giảm tối đa "lực tác dụng". Ông nói: nếu chân mãi đạp lực thì không có gì hay. Yêu cầu chân viết văn chương, đó là được gọi là: "Ngộ tính tại cước hạ". Tha đàm đáo tại tự kỷ đích huấn luyện trung hữu lưỡng cá trang, nhất cá là Vô Cực trang; nhất cá là tham hải trang. Nhất động nhất tĩnh. Trạm Vô Cực trang đích kết quả bất là cước hạ hữu lực.
Hàng thứ ba tính từ phía trước, thứ bảy từ bên phải là Ngô Giám Tuyền, Tôn Lộc Đường, Dương Thiếu Hầu, Dương Trừng Phủ. Bức ảnh này ghi lại một thời khắc hi hữu trong lịch sử Thái cực quyền cận đại.
Thông tin về các lớp tập tại CLB Thái cực quyền Dương thị Uông mạch Hà Nội:
Lớp thái cực quyền truyền thống
và Lớp Khí công thái cực quyền để phục hồi sức khỏe