TIÊU DUY GIAI: THÁI CỰC VÀ THÁI CỰC QUYỀN
CÓ LIÊN HỆ TỚI MỌI LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
(Phần 2)
(Phỏng vấn nhân vật cuối năm 2018)
Phát hành: 14/05/2019 Nguyên tác: Dã Vọng Văn Tồn
Người dịch: Nguyễn Văn Toản – TCQ DTUM HN
Thái cực và Thái cực quyền liên hệ tới mọi lĩnh vực đời sống con người, cho nên chúng ta cần khuyến khích mọi người ở mọi lĩnh vực tìm hiểu Thái cực quyền. Thông qua Thái cực quyền tìm hiểu nguyên lý Thái cực, chúng ta sẽ luôn thấy Thái cực không phải là một “Phát minh sáng tạo chủ quan” mà là một “Phát hiện”; nó không phải là một hệ thống khái niệm lôgic đơn thuần tách rời hiện thực mà chính là “bản chất hiện thực”. – Tiêu Duy Giai.
Phần 1:
TIÊU DUY GIAI: THÁI CỰC VÀ THÁI CỰC QUYỀN CÓ LIÊN HỆ TỚI MỌI LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI (Phần 1)
5. Triết học sinh tồn
Trong “Dịch truyện – hệ từ”, quái từ có câu “bất khả vi điển yếu” (không thể lấy gì làm điển hình), chính là nói không thể giáo điều, “duy biến sở thích” (chỉ biến đổi mới thích nghi) mới là Tinh túy. Tiêu lão nói tiếp “Có học sinh nước ngoài hỏi tôi, tại sao cách nói của người Trung Quốc hay thay đổi vậy, tôi trả lời không phải như vậy, thứ vĩ đại nhất của người Trung Quốc chúng tôi chính là “Triết học sinh tồn”, Triết học sinh tồn của chúng tôi từ xưa tới nay không hề thay đổi. Chỉ là căn cứ vào sự thay đổi của hoàn cảnh và thực tế mà phương pháp, điểm tập trung hay cách nói không giống nhau. Lý luận sinh tồn của Trung Quốc thâm nhập vào mọi mặt đời sống, nhỏ là tới lý luận Dưỡng sinh, về phương diện này chúng tôi luôn đi trước từ xưa tới nay! Sinh tồn đệ nhất. Tại sao khi thảo luận về nhân quyền, chúng ta đặt quyền sinh tồn vào vị trí thứ nhất, đó không phải là ngẫu nhiên, kể cả nhà nước ta đưa ra “xã hội hòa hợp” cũng không phải ngẫu nhiên, nó đều là biểu hiện của văn hóa Trung Quốc. Tôi thấy rằng bảo bối văn hóa Trung Quốc của chúng ta, đã sớm bị người Trung Quốc chúng ta lãng quên, thì nói gì tới truyền bá ra thế giới”.
Tiêu lão nhấn mạnh, lý luận cao cấp đòi hỏi những người tài họp lại đưa ra sự giải thích sâu sắc, lời lẽ đơn giản mà có thể đem nội dung sâu sắc trở lại thực tế mới là trình độ cao nhất. Có rất nhiều tầng lớp, thứ ở cấp độ cao, thì tính hạn chế của ngôn ngữ không thể biểu đạt được. Chúng ta cần học cách đưa ra ví dụ: Jesu đưa ví dụ, Lão tử đưa ví dụ, Khổng tử cũng đưa ví dụ, bởi vì chỉ có ví dụ mới có thể nói ra đường lối, nếu không những thứ gọi là cao thâm sẽ mãi nằm trong tháp ngọc, không ai hiểu bạn nói gì, đây là điều khó khăn nhất. Bạn có thể tìm thấy ví dụ phù hợp nhất trong đời sống, thì lập tức thông hiểu rồi; tìm không thấy, thì chỉ còn cách tiếp tục mò mẫm khám phá.
6. Từ điển công phu
Ngôn ngữ Trung Quốc bác đại tinh thâm, có thể giải thích nó được bao nhiêu là nhờ vào tu luyện bản thân. Lần này, trình độ “Tu luyện” của Tiêu lão làm người viết được mở rộng tầm mắt. Ông nói: “Ngôn ngữ của chúng ta, không nói đơn từ mà nói thành ngữ, có được bao nhiêu là do công phu! “đắc ý vong hình” (được ý bỏ hình) hiện nay biến thành ý nghĩa kiêu ngạo tự mãn, thực chất không phải vậy, đó chính là công phu từ ngữ. Bạn đạt được thứ của “Ý” rồi thì mới bỏ đi “Hình”. Ví dụ “Ý”, trong từ điển Trung Quốc của chúng ta không có giải thích tường tận về chữ “Ý”, tiếng nước ngoài cũng không có từ này. “Ý” của chúng ta có thể liên hệ với rất nhiều từ khác. Ví dụ: Ý niệm, Ý hướng, Ý chí, Ý tình,… Bằng cách ghép từ “Ý” với vô số từ khác thành từ ghép, bạn mới biết được điểm chung của “Ý” trong các từ này, nó có thể dung nạp tất cả ý nghĩa của các từ ghép này nên gọi nó là “Ý”. Chúng ta thường nói: Tâm đắc thể hội. Hiện nay thì biến thành đơn thuần là “Tâm đắc”, còn “thể hội” ở đây thì có ý gì? Cơ thể cần lĩnh hội mà! Chúng ta cũng thường nói “thân thân thể nghiệm”. Không ít người nghĩ rằng: ‘Thể nghiệm’ ý là dùng cơ thể bản thân để nghiệm chứng? ( “Dụng ý bất dụng lực” là gì?).Trong thâm tâm người Trung Quốc chúng ta dường như có thể hiểu có thể cảm nhận được ý nghĩa của nó, nhưng để giải thích nó thì không thể làm rõ ràng được.
Ví dụ khác, “Thế” trong thế năng, tôi đã có bài viết về nó, thế năng trong vật lý học là được định nghĩa khoảng những năm 1850-1860. Vậy mà chữ “Thế” trong Hán ngữ đã có từ thời Lão Tử rồi, nội hàm của “Thế” trong khái niệm thế năng so với phương thức biểu hiện bên ngoài và ngoại diên của nó thì rộng lớn hơn nhiều, theo đó số lượng từ ngữ và thành ngữ có chứa chữ “Thế” đã tới hàng chục đến cả trăm. Cũng giống như tổ hợp từ có chữ “Ý”, có rất nhiều từ ghép chứa chữ “Thế” và nắm bắt được bao nhiêu là do công phu của mỗi người. Chúng ta nói: Khí thế, thế thái, nhược thế, cường thế, thế bất khả đáng, Thái cực quyền nói ‘Thập tam thế’; chúng ta nói ‘Hình thế với nhiệm vụ’, hình với thế, bên ngoài biểu hiện như thế nào? Bên trong “thế” như thế nào? Võ thuật đâu đâu cũng nói tới “Hình”, nói “Thế” phải không? Đây đều là công phu từ ngữ. Chỉ là chúng ta không sử dụng “Thế” nên sau này nó bị hạn chế bởi phương pháp khoa học kỹ thuật.
Tiêu lão sư kiến nghị xây dựng một cuốn “Từ điển công phu”, để tập hợp tất cả các thuật ngữ, thành ngữ có liên quan tới võ thuật, tới sinh lý học Trung Y và Tây y, phối hợp nhiều phương pháp phân loại và sắp đặt, từ đó để học tập thể nghiệm, dẫn dắt mọi người nhận thức rõ ràng hơn về ý nghĩa công phu từ ngữ trong biển ngôn ngữ Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng thẳng thắn nói là việc này không phải một cá nhân làm được mà cần phải tổ chức nhóm người cùng làm—tất cả các từ, chữ trong từ điển này đều cần phải phân tích tỉ mỉ chi tiết.
7. Cơ nhục nhược nhất
Tiêu lão nói: “Hoàng đế nội kinh” có viết “cơ nhục nhược nhất” (cơ thịt như một). Cơ thể có nhiều cơ bắp như vậy để hình thành một chỉnh thể của một khối cơ bắp, bạn có thể tưởng tượng được không? Bạn thấy trên cơ thể chúng ta có cơ tam giác, cơ hai đầu, cơ đại não, … làm sao chúng có thể “như một” (nhược nhất), làm sao để là mẫu chung? Bạn có thể tìm ra một đại biểu điển hình của “cơ nhục nhược nhất” trên cơ thể người không? Đầu lưỡi! đầu lưỡi không có xương, nó chính là đại biểu cho “cơ nhục nhược nhất”, nó có thể học mọi ngôn ngữ, mỗi một ngôn ngữ đều đòi hỏi ở nó không giống nhau, nó là một khối cơ, có thể biểu đạt được mọi ngôn ngữ. Tất cả cơ thịt trên cơ thể chúng ta nếu có thể giống như lưỡi thì “như một” thực sự rồi, chỉnh thể của ‘cương nhu tương tế’ chẳng phải là tìm được hay sao?
Tiêu lão đã từng là giảng viên ở Đại học ngoại ngữ Bắc Kinh, nhiều năm giảng dạy tiếng Nga, chủ yếu nghiên cứu về khẩu ngữ giao tiếp, phát âm, ngữ điệu. Trong thời gian dạy học, có học sinh hỏi ông, trong tiếng Nga phát âm rung rất khó phải không? Tiêu lão sư trả lời, cái này cần luyện tập nhiều thì đều có thể học được; học sinh hỏi tiếp âm a và e trong tiếng Nga không có khác mấy trong tiếng Trung, thì không cần luyện phải không. Tiêu lão sư đặc biệt nhấn mạnh, có khác biệt. Hai âm a này thuộc hai hệ thống âm vị khác nhau, càng giống thì càng khó phân biệt, nên càng khó học tập. Hệ thống âm vị của tiếng Anh cũng không giống với tiếng Trung và tiếng Nga, rất nhiều âm phát ra phải thu lưỡi về. Tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Anh không cùng một hệ thống phát âm, nhưng đều thuộc “cùng dạng vận động của khí quản và lưỡi”. Từ việc điều khiển vị trí lưỡi, cách dùng lưỡi khác nhau mà Tiêu lão thường xuyên liên hệ tới các vấn đề trong Thái cực quyền.
8. Khái niệm Thái cực quyền
Tiêu lão nói, thật kỳ lạ, dường như đa số mọi người nhầm lẫn hai khái niệm “Thái cực và Thái cực quyền”. Động một tí là nói: “Anh ta luyện Thái cực”. Thực tế, “Thái cực” là một một triết lý đề cập tới phạm vi cực kỳ rộng, trong khi “Thái cực quyền chỉ là triết lý thái cực được vận dụng trong lĩnh vực võ thuật”, phạm vi của nó rất nhỏ. Mừng thay, các tiền bối võ thuật đã thể hiện Thái cực quyền thành triết lý thái cực tinh xảo trong võ thuật, làm cho triết lý thái cực quyền thành phương tiện hoàn mỹ có thể thấy có thể biết. Do vậy, Thái cực quyền trở thành phương tiện thuận lợi để mọi người trải nghiệm mà đi tới Triết lý Thái cực.
Tiêu lão nói tới: Động và Tĩnh, trong tư duy nhị nguyên thì Động là Động, Tĩnh là Tĩnh, chúng không thể cùng tồn tại. Dường như hoặc là Động, hoặc là Tĩnh, kỳ thực Động của chúng ta không rời Tĩnh. Ông đưa ra ví dụ: Chúng ta bước đi trên bề mặt Tĩnh, bước đi không đơn thuần chỉ có hai chân động, chúng ta còn tiếp xúc với mặt đất bất động, nó là Tĩnh, Động và Tĩnh cùng nhau tạo nên vận động, chúng đồng thời tồn tại vậy. Nếu như cái Tĩnh này mà động thì là Động đất rồi, chúng ta không thể bước đi được. Trong nhị nguyên luận hai thứ này là tách biệt, trên thực tế thì hai thứ này không tách biệt, động tĩnh cùng nhau. “Động tĩnh chi cơ” trong Thái cực quyền không có được sự giải thích rõ ràng. Nó đã không còn là vấn đề của bàn chân và mặt đất nữa, mà là khoảnh khắc “muốn động mà chưa động” của bản thân chúng ta, chủ đề này phải được thảo luận riêng. Rồi đến “Nhất động vô hữu bất động, nhất tĩnh vô hữu bất tĩnh” (một động thì không đâu không động, một tĩnh thì không đâu không tĩnh), nhiều người cho rằng nhất động toàn động, nhất tĩnh toàn tĩnh là tách rời nhau, thực tế chúng là cùng xảy ra. Thực tế điều này đề cập tới tâm thái và vận động cơ thể, trong vận động mọi căng thẳng đều như nhau. Bình thường, khi chúng ta vừa động, Tâm đã không tĩnh rồi, khi vừa dùng tâm thì đã căng thẳng, nó có tách rời nhau không? Không được để nó căng thẳng trở lại, thì kình ngay lập tức biến đổi. Trong trạng thái Tâm tĩnh, kể cả khi đối mặt với sống chết, Tâm ta nên tĩnh lại, chỉ cần Tâm mất tĩnh, trong bụng cũng không giữ được lỏng thực sự, liền đưa ta vào hệ thống phản xạ có điều kiện ( Thái cực quyền và phản xạ có điều kiện), các sợi cơ của ta liền căng thẳng, điều này đều có thể thí nghiệm để nghiệm chứng. Tâm ta giữ được tĩnh, trong khi ta vẫn động và “không có một tí cương kình nào lưu lại trong thớ thịt”, đó là cùng lúc “nhất động vô hữu bất động, nhất tĩnh vô hữu bất tĩnh”, nói thì dễ vậy mà làm đâu có đơn giản!
Ông nói: “Chúng tôi nói chúng ta là “phòng thực nghiệm” không ngừng làm thực nghiệm, các tìm tòi trong đó đều là có điều kiện. Thái cực quyền truyền thụ dựa trên các cơ bản công nuôi chiêu, nuôi kình mà không phải trong vài tháng là thực chiến. Vợ chồng Marie Curie đã làm nghiên cứu cơ sở trong phòng thực nghiệm năng lượng nguyên tử, sau đó làm ra đầu đạn nguyên tử, thời gian kéo dài cả mười vạn tám nghìn dặm; cần vài chục năm nghiên cứu cơ sở, đến cả trăm năm mới có thể tạo ra thành quả để ứng dụng. Phòng thực nghiệm giống như nuôi “hổ con uống sữa” trong thời gian dài, khi ấy một con chó to là có thể bắt nạt nó, nhưng đến khi hổ con trưởng thành rồi, thì dù là chó nào cũng không làm gì được.
Trong phòng thực nghiệm của chúng ta, chúng ta luyện từng gen của Thái cực quyền hoàn chỉnh, đồng thời loại bỏ những “tạp chủng” dị dạng, trước khi hoàn thành công việc này, chúng ta đều là ở giai đoạn ‘hổ con uống sữa’, giai đoạn này cũng cần vài chục năm, thậm chí cần thời gian nỗ lực cả vài đời mới có thể hoàn thành. Nếu như nói, chúng ta không có khả năng thực chiến, công phu không tốt, đó là bởi vì chúng ta hiện nay chưa qua thời kỳ “uống sữa”, chúng ta không thể nào bước vào giai đoạn luyện tập chiến đấu của Thái cực quyền. Nếu như nhất quyết bước vào trước hạn, chắc chắn là đốt cháy giai đoạn, cố gắng luyện cũng không đạt được mục đích, làm như vậy không đạt được 5 đặc trưng chính của Thái cực quyền: Động trung cầu Tĩnh, dĩ Tĩnh chế Động, Cương Nhu tương tế, dĩ Nhu khắc Cương, Hậu phát Tiền đến. Bạn không tuân theo những đặc trưng này, tất bạn sẽ pha tạp những thứ khác, trộn lẫn rất nhiều phản xạ có điều kiện (Thái cực quyền và phản xạ có điều kiện), thế thì không còn là Thái cực quyền rồi. Thái cực quyền khác với các môn khác chính là “Hậu thiên phản Tiên thiên”, khai thác cùng một thứ giữa bạn và tự nhiên, mà không phải đi ngược tự nhiên. Phản xạ có điều kiện , xét trên phương diện nào đó là đi ngược tự nhiên, mà đối lập với tự nhiên thì nó không phải là thứ cao cấp mà là thứ thấp cấp, phản xạ có điều kiện là một thứ “mù quáng”. Nghiên cứu những thứ này đòi hỏi người tham gia có sinh lý học thần kinh cao cấp, ngược lại phản xạ vô điều kiện cũng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Từ góc độ của chúng ta tìm hiểu, thì không chỉ là tìm hiểu ưu thế của phản xạ có điều kiện mà cũng cần phải tìm hiểu có hệ thống điểm bất lợi của nó. Chúng ta nhận thấy có thể đi sâu được bao nhiêu thì tìm được thứ “đẹp đẽ” vô cùng ở đó – thứ của bản chất tự nhiên. Đó chính là đường lối của ta. Bởi vì Thái cực và Thái cực quyền có liên hệ tới mọi lĩnh vực của đời sống con người, cho nên chúng ta cần khuyến khích mọi người ở mọi lĩnh vực tìm hiểu Thái cực quyền, thông qua Thái cực quyền tìm hiểu nguyên lý Thái cực, Chúng ta luôn nhắc đi nhắc lại Thái cực không phải là một “Phát minh sáng tạo chủ quan” mà là một “Phát hiện”; nó không phải là một hệ thống khái niệm logic đơn thuần thoát khỏi hiện thực mà nó chính là “bản chất hiện thực”
Tiêu lão nhớ lại kể: “Tôi đã từng tham gia một hội nghị với chủ đề là thảo luận Chiến lược phát triển quốc tế về Thái cực quyền, có phần nội dung làm sao để hòa nhập quốc tế? Tôi nói khái niệm Thái cực đã bị lên án là phong kiến mê tín trong thời gian dài ở Trung Quốc, lại cố gắng đưa “bộ phận được giữ gìn” dung nạp vào xu hướng duy vật luận cơ giới. Vậy làm sao để giải thích với người nước ngoài Thái cực rốt cuộc là cái gì? Làm sao kết nối với tư tưởng của người khác, làm sao để tìm ra cầu nối tư tưởng giữ phương Tây và phương Đông? Đó chính là triết lý Hòa hợp – Hòa hợp là lý tưởng chung của nhân loại toàn thế giới. Tôi nói mặc dù Thái cực quyền yêu cầu Âm Dương tương trợ, Âm Dương tương tế, nhưng thực tế đó chỉ là một sự Hòa hợp, đi tìm sự Hòa hợp (Hóa giải đối kháng là cốt lõi của kỹ năng cơ bản thái cực quyền). Hơn nữa, không phải là hòa hợp lý tưởng thông thường mà là sự hòa hợp tích lũy nhiều phương thức kỹ thuật. Thái cực chính là Hòa hợp, Hòa hợp chính là sức khỏe. Mặt khác, Hòa hợp cũng là quy luật lớn nhất của vũ trụ. Cho tới nay, tôi vẫn luôn cho rằng khái niệm Thái cực của chúng ta là khái niệm cốt lõi của văn hóa Trung quốc, không nên chỉ được thảo luận trong giới võ thuật Thái cực quyền mà cần mở rộng ra ngoài, kêu gọi hô hào tới các lĩnh vực ở kiến trúc thượng tầng. Viện hàn lâm khoa học xã hội cần nắm bắt để đưa ra theo lộ trình các “bài viết hạng nặng” luận thuật Thái cực, bởi vì nó có giá trị vĩnh cửu, phản ánh sự phát hiện kỳ diệu của người Trung Quốc cổ đại. Nếu làm được như vậy, toàn thế giới sẽ tham gia, tìm đến, khái niệm Thái cực thực sự đi vào lĩnh vực kiến trúc thượng tầng, đi vào thế giới văn hóa toàn cầu, thế giới khoa học, thế giới lý luận, đi vào nhiều loại hình học thuật, để trở nên phổ biến rộng rãi, như thế việc làm chúng ta mới ý nghĩa! Tôi rất hy vọng những ý kiến này có thể đóng góp vào kế sách cao hàng đầu trong chiến lược phát triển văn hóa Trung Quốc.
Phần kết buổi nói chuyện, với ngôn từ trong giới Thái cực quyền, Tiêu lão sư nói: “Thái cực quyền được các tiền bối của chúng ta ngày xưa sáng tạo và truyền lại giống như một chiếc bình hoa quý hiếm, do nhiều nguyên nhân trong lịch sử mà bình hoa này đã bị vỡ, truyền đến tay chúng ta thì chỉ còn là các mảnh vỡ vụn. Vậy trách nhiệm của chúng ta truyền lại cho thế hệ sau chính là “toàn bộ thông tin” ẩn chứa ở trong các mảnh vỡ này, liên kết lại có thể tìm ra các mảnh vỡ khác, để phục hồi lại nguyên trạng bình hoa ban đầu. Chính là nói, trước tiên phải khai quật, cứu vãn, kế thừa, khôi phục lại vinh quang của Thái cực quyền ngày trước, sau đó mới có thể đi đến tăng cường và phát triển theo thời đại. Điều này đòi hỏi nỗ lực của nhiều thế hệ mới có thể hoàn thành, cho nên chúng ta luyện Thái cực quyền hiện nay, dường như là làm công tác “khảo cổ” Thái cực quyền (Thực nghiệm khảo cổ Thái cực quyền), thời gian không đợi ta!
Trên đường về, người viết có ghé vào một hiệu sách gỗ, lấy trên giá sách một cuốn “Trung Quốc nhân sử cương” (Đại cương lịch sử Trung Quốc), cao hứng tác giả viết thêm mấy chữ “Thời quang cơ” (cơ hội thời gian), theo dòng lịch sử mênh mang, đến khi trăng lên nóc nhà, mới rời khỏi hiệu sách. Đi bộ trên đường dưới ánh đèn nê ông, tôi nghĩ: Nếu xem di sản võ thuật như một dòng lịch sử dài, thì mỗi người chúng ta như một số thập phân trên một đoạn của dòng di sản lịch sử, nhưng giữa mỗi đoạn dài và đoạn ngắn thì cần một số người có bản lĩnh, có trách nhiệm, có tinh thần cống hiến để tiếp tục vẽ tiếp dòng chảy này mà không bị lịch sử xóa bỏ, tôi nghĩ Tiêu Duy Giai lão sư chính là một trong những “người vẽ dòng chảy” võ thuật.
Thông tin về các lớp tập tại CLB Thái cực quyền Dương thị Uông mạch Hà Nội:
Lớp thái cực quyền truyền thống
và Lớp Khí công thái cực quyền để phục hồi sức khỏe