Đây là trích đoạn trong bài phỏng vấn Thầy Tiêu Duy Giai cuối năm 2018 với nội dung: Thái cực và Thái cực quyền có liên hệ tới mọi lĩnh vực của đời sống con người. Link đầy đủ: PHẦN 1 và PHẦN 2
KHÁI NIỆM THÁI CỰC QUYỀN
Tiêu lão nói, thật kỳ lạ, dường như đa số mọi người nhầm lẫn hai khái niệm “Thái cực và Thái cực quyền”. Động một tí là nói: “Anh ta luyện Thái cực”. Thực tế, “Thái cực” là một một triết lý đề cập tới phạm vi cực kỳ rộng, trong khi “Thái cực quyền chỉ là triết lý thái cực được vận dụng trong lĩnh vực võ thuật”, phạm vi của nó rất nhỏ. Mừng thay, các tiền bối võ thuật đã thể hiện Thái cực quyền thành triết lý thái cực tinh xảo trong võ thuật, làm cho triết lý thái cực quyền thành phương tiện hoàn mỹ có thể thấy có thể biết. Do vậy, Thái cực quyền trở thành phương tiện thuận lợi để mọi người trải nghiệm mà đi tới Triết lý Thái cực.
Tiêu lão nói tới: Động và Tĩnh, trong tư duy nhị nguyên thì Động là Động, Tĩnh là Tĩnh, chúng không thể cùng tồn tại. Dường như hoặc là Động, hoặc là Tĩnh, kỳ thực Động của chúng ta không rời Tĩnh. Ông đưa ra ví dụ: Chúng ta bước đi trên bề mặt Tĩnh, bước đi không đơn thuần chỉ có hai chân động, chúng ta còn tiếp xúc với mặt đất bất động, nó là Tĩnh, Động và Tĩnh cùng nhau tạo nên vận động, chúng đồng thời tồn tại vậy. Nếu như cái Tĩnh này mà động thì là Động đất rồi, chúng ta không thể bước đi được. Trong nhị nguyên luận hai thứ này là tách biệt, trên thực tế thì hai thứ này không tách biệt, động tĩnh cùng nhau.
“Động tĩnh chi cơ” trong Thái cực quyền không có được sự giải thích rõ ràng. Nó đã không còn là vấn đề của bàn chân và mặt đất nữa, mà là khoảnh khắc “muốn động mà chưa động” của bản thân chúng ta, chủ đề này phải được thảo luận riêng. Rồi đến “Nhất động vô hữu bất động, nhất tĩnh vô hữu bất tĩnh” (một động thì không đâu không động, một tĩnh thì không đâu không tĩnh), nhiều người cho rằng nhất động toàn động, nhất tĩnh toàn tĩnh là tách rời nhau, thực tế chúng là cùng xảy ra.
Thực tế điều này đề cập tới tâm thái và vận động cơ thể, trong vận động mọi căng thẳng đều như nhau. Bình thường, khi chúng ta vừa động, Tâm đã không tĩnh rồi, khi vừa dùng tâm thì đã căng thẳng, nó có tách rời nhau không? Không được để nó căng thẳng trở lại, thì kình ngay lập tức biến đổi. Trong trạng thái Tâm tĩnh, kể cả khi đối mặt với sống chết, Tâm ta nên tĩnh lại, chỉ cần Tâm mất tĩnh, trong bụng cũng không giữ được LỎNG thực sự, liền đưa ta vào hệ thống phản xạ có điều kiện ( Thái cực quyền và phản xạ có điều kiện), các sợi cơ của ta liền căng thẳng, điều này đều có thể thí nghiệm để nghiệm chứng. Tâm ta giữ được tĩnh, trong khi ta vẫn động và “không có một tí cương kình nào lưu lại trong thớ thịt”, đó là cùng lúc “nhất động vô hữu bất động, nhất tĩnh vô hữu bất tĩnh”, nói thì dễ vậy mà làm đâu có đơn giản!
Ông nói: “Chúng tôi nói chúng ta là “phòng thực nghiệm” không ngừng làm thực nghiệm, các tìm tòi trong đó đều là có điều kiện. Thái cực quyền truyền thụ dựa trên các cơ bản công nuôi chiêu, nuôi kình mà không phải trong vài tháng là thực chiến. Vợ chồng Marie Curie đã làm nghiên cứu cơ sở trong phòng thực nghiệm năng lượng nguyên tử, sau đó làm ra đầu đạn nguyên tử, thời gian kéo dài cả mười vạn tám nghìn dặm; cần vài chục năm nghiên cứu cơ sở, đến cả trăm năm mới có thể tạo ra thành quả để ứng dụng. Phòng thực nghiệm giống như nuôi “hổ con uống sữa” trong thời gian dài, khi ấy một con chó to là có thể bắt nạt nó, nhưng đến khi hổ con trưởng thành rồi, thì dù là chó nào cũng không làm gì được.
Trong phòng thực nghiệm của chúng ta, chúng ta luyện từng gen của Thái cực quyền hoàn chỉnh, đồng thời loại bỏ những “tạp chủng” dị dạng, trước khi hoàn thành công việc này, chúng ta đều là ở giai đoạn ‘hổ con uống sữa’, giai đoạn này cũng cần vài chục năm, thậm chí cần thời gian nỗ lực cả vài đời mới có thể hoàn thành. Nếu như nói, chúng ta không có khả năng thực chiến, công phu không tốt, đó là bởi vì chúng ta hiện nay chưa qua thời kỳ “uống sữa”, chúng ta không thể nào bước vào giai đoạn luyện tập chiến đấu của Thái cực quyền. Nếu như nhất quyết bước vào trước hạn, chắc chắn là đốt cháy giai đoạn, cố gắng luyện cũng không đạt được mục đích, làm như vậy không đạt được 5 đặc trưng chính của Thái cực quyền: Động trung cầu Tĩnh, dĩ Tĩnh chế Động, Cương Nhu tương tế, dĩ Nhu khắc Cương, Hậu phát Tiền đến. Bạn không tuân theo những đặc trưng này, tất bạn sẽ pha tạp những thứ khác, trộn lẫn rất nhiều phản xạ có điều kiện (Thái cực quyền và phản xạ có điều kiện), thế thì không còn là Thái cực quyền rồi.
Thái cực quyền khác với các môn khác chính là “Hậu thiên phản Tiên thiên”, khai thác cùng một thứ giữa bạn và tự nhiên, mà không phải đi ngược tự nhiên. Phản xạ có điều kiện, xét trên phương diện nào đó là đi ngược tự nhiên, mà đối lập với tự nhiên thì nó không phải là thứ cao cấp mà là thứ thấp cấp, phản xạ có điều kiện là một thứ “mù quáng”.
Nghiên cứu những thứ này đòi hỏi người tham gia có sinh lý học thần kinh cao cấp, ngược lại phản xạ vô điều kiện cũng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Từ góc độ của chúng ta tìm hiểu, thì không chỉ là tìm hiểu ưu thế của phản xạ có điều kiện mà cũng cần phải tìm hiểu có hệ thống điểm bất lợi của nó. Chúng ta nhận thấy có thể đi sâu được bao nhiêu thì tìm được thứ “đẹp đẽ” vô cùng ở đó – thứ của bản chất tự nhiên. Đó chính là đường lối của ta. Bởi vì Thái cực và Thái cực quyền có liên hệ tới mọi lĩnh vực của đời sống con người, cho nên chúng ta cần khuyến khích mọi người ở mọi lĩnh vực tìm hiểu Thái cực quyền, thông qua Thái cực quyền tìm hiểu nguyên lý Thái cực, Chúng ta luôn nhắc đi nhắc lại Thái cực không phải là một “Phát minh sáng tạo chủ quan” mà là một “Phát hiện”; nó không phải là một hệ thống khái niệm logic đơn thuần thoát khỏi hiện thực mà nó chính là “bản chất hiện thực”
Tiêu lão nhớ lại kể: “Tôi đã từng tham gia một hội nghị với chủ đề là thảo luận Chiến lược phát triển quốc tế về Thái cực quyền, có phần nội dung làm sao để hòa nhập quốc tế? Tôi nói khái niệm Thái cực đã bị lên án là phong kiến mê tín trong thời gian dài ở Trung Quốc, lại cố gắng đưa “bộ phận được giữ gìn” dung nạp vào xu hướng duy vật luận cơ giới. Vậy làm sao để giải thích với người nước ngoài Thái cực rốt cuộc là cái gì? Làm sao kết nối với tư tưởng của người khác, làm sao để tìm ra cầu nối tư tưởng giữ phương Tây và phương Đông? Đó chính là triết lý Hòa hợp – Hòa hợp là lý tưởng chung của nhân loại toàn thế giới. Tôi nói mặc dù Thái cực quyền yêu cầu Âm Dương tương trợ, Âm Dương tương tế, nhưng thực tế đó chỉ là một sự Hòa hợp, đi tìm sự Hòa hợp (Hóa giải đối kháng là cốt lõi của kỹ năng cơ bản thái cực quyền). Hơn nữa, không phải là hòa hợp lý tưởng thông thường mà là sự hòa hợp tích lũy nhiều phương thức kỹ thuật. Thái cực chính là Hòa hợp, Hòa hợp chính là sức khỏe. Mặt khác, Hòa hợp cũng là quy luật lớn nhất của vũ trụ.
Phần kết buổi nói chuyện, với ngôn từ trong giới Thái cực quyền, Tiêu lão sư nói: “Thái cực quyền được các tiền bối của chúng ta ngày xưa sáng tạo và truyền lại giống như một chiếc bình hoa quý hiếm, do nhiều nguyên nhân trong lịch sử mà bình hoa này đã bị vỡ, truyền đến tay chúng ta thì chỉ còn là các mảnh vỡ vụn. Vậy trách nhiệm của chúng ta truyền lại cho thế hệ sau chính là “toàn bộ thông tin” ẩn chứa ở trong các mảnh vỡ này, liên kết lại có thể tìm ra các mảnh vỡ khác, để phục hồi lại nguyên trạng bình hoa ban đầu. Chính là nói, trước tiên phải khai quật, cứu vãn, kế thừa, khôi phục lại vinh quang của Thái cực quyền ngày trước, sau đó mới có thể đi đến tăng cường và phát triển theo thời đại. Điều này đòi hỏi nỗ lực của nhiều thế hệ mới có thể hoàn thành, cho nên chúng ta luyện Thái cực quyền hiện nay, dường như là làm công tác “khảo cổ” Thái cực quyền (Thực nghiệm khảo cổ Thái cực quyền), thời gian không đợi ta!
Thông tin về các lớp tập tại CLB Thái cực quyền Dương thị Uông mạch Hà Nội:
Lớp thái cực quyền truyền thống
và Lớp Khí công thái cực quyền để phục hồi sức khỏe