Do đó chúng ta cần hiểu rằng khi luyện Quyền, vận động lớn không tốt bằng vận động nhỏ, vận động nhỏ không tốt bằng không vận động gì. Không vận động hướng ra bên ngoài, đó mới là vận động thực sự.
Luyện công phu là gì? Là Trạm Trang (đứng trang hay đứng như cọc). Không luyện trang công 3 năm thì cơ bản thầy vẫn chưa dạy gì, vì có dạy cũng vô ích.
Bạn có thể luyện Thái Cực Quyền trong mọi tư thế: đi, đứng, ngồi và nằm. Phương pháp là dùng ý để dẫn “khí” và kiếm tìm cảm giác.
Thái cực quyền này, khi mới luyện tập thì lấy Dưỡng sinh làm gốc. Trên cơ sở này mới tiếp tục học tới Chiến đấu.
Cho nên, nếu không trải qua hun đúc trường kỳ của điều kiện phòng thí nghiệm thì không thực hiện được, mà có câu nói rằng “Thái cực thập niên bất xuất môn”.
các đại sư tiền bối xưa, người trước ngã xuống người sau tiếp bước cả đời theo đuổi trình độ cao cấp của Thái cực quyền.
Đó là vì chúng ta đã quen “tự nhiên” với những phản xạ có điều kiện, trên con đường quy về “chức năng tự nhiên của tiên thiên”, đâu đâu cũng có những chỗ không thuận, không quen.
Bồi dưỡng “Tư duy lực” trực tiếp dùng “lực” để nghĩ, thực hiện là lực, đây là nội dung hết sức quan trọng được chúng ta thí nghiệm và bồi dưỡng lặp lại nhiều lần trong phòng thí nghiệm khảo cổ thái cực quyền.
nó là một đường được hình thành từ những sợi ý niệm như có như không, một sợi “không tuyến”, hoặc cũng có thể gọi là “không linh chi tuyến”; Nó trên thông thiên tâm, dưới thông địa tâm, từ vô hạn kéo dài đến vô hạn, xuyên qua cơ thể của bạn, chỉ là như vậy mà thôi.
"Trung" trong thái cực quyền và trọng tâm của cơ thể là hai câu chuyện khác nhau.
Thông qua Thái cực quyền tìm hiểu nguyên lý Thái cực, chúng ta sẽ luôn thấy Thái cực không phải là một “Phát minh sáng tạo chủ quan” mà là một “Phát hiện”; nó không phải là một hệ thống khái niệm lôgic đơn thuần tách rời hiện thực mà chính là “bản chất hiện thực”
Tự sự của Thầy Tiêu Duy Giai - truyền nhân thứ 4 của Uông mạch về con đường đến với Thái cực quyền