Khi bạn phân biệt được những mặt đối lập (âm - dương) trong cơ thể, trong cử động của thân, tay, chân hay nói rõ ràng hơn đó là ý - khí, hư - thực, cứng - mềm, trong - ngoài, trên - dưới… thì bạn sẽ hiểu làm thế nào có thể vừa vững vừa linh, vừa nặng vừa nhẹ, vừa có vừa không.
Mọi đau mỏi muốn giải quyết được triệt để nhất định phải tìm ra nguyên nhân bằng không kiểu đau đó sẽ lặp đi lặp lại làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, mọi cử động sẽ không thoải mái tự nhiên được.
Dự bị công chú trọng đại thể, cơ bản công chú trọng kết nối và giải quyết mọi thứ chi tiết trong cơ thể, dự bị công đem đến sức khoẻ, cơ bản công đem đến sức mạnh đáp ứng vận động trong hoàn cảnh võ thuật nói chung.
Thái cực quyền dùng Ý luyện Ý, luyện Ý để bỏ Ý đấy là mục tiêu mà người tập Thái cực quyền truyền thống hướng đến, chính là không can thiệp vào các hoạt động bản năng của cơ thể.
KHÍ trong luyện tập Thái cực quyền, nó chính là tổng hoà của năng lượng sinh học bên trong cơ thể có sự tham gia toàn diện của ý thức và tinh thần.
Về chất lượng bộ pháp thì TCQ có ví ở trình độ ban đầu thì giống như lội trong bùn, đi trong nước, tiếp theo là trạng thái nổi trong nước và cuối cùng là lướt trên mặt đất.
LỎNG có bao nhiêu trạng thái? Cấp độ nào thì không cần nhắc đến LỎNG nữa? LỎNG là trạng thái, THƯ GIÃN là năng lực bởi nó có mặt của luyện ý và luyện tâm.
Trong đường lối của Uông mạch có chia ra 2 nhóm động tác là dự bị công và cơ bản công. Dự bị công chú trọng đại thể, cơ bản công chú trọng kết nối và giải quyết mọi thứ chi tiết trong cơ thể, dự bị công đem đến sức khoẻ, cơ bản công đem đến sức mạnh đáp ứng vận động trong hoàn cảnh võ thuật nói chung. Thái cực quyền vận động hoàn chỉnh là bởi sự kết hợp hài hoà 2 yếu tố này, chúng thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Theo nguyên lý của Trung y, coi sức khoẻ bên trong là chủ yếu, sức khoẻ bên ngoài "dựa vào" vào sức khoẻ bên trong. Khác với các môn thể dục, thể thao chỉ tập các thứ bên ngoài gây ra tình trạng năng lượng của cơ thể bị xé ra.
Tâm là ý thức cảm nhận sự vật, Ý là một loại lực chú ý, có khả năng bảo tồn Tâm, giữ ý hướng tri giác về sự nhận biết, Chí là ý hướng ổn định và động lưc kiên trì, mà đến nay chúng ta nói là Ý chí và Nghị lực.
Hầu hết các môn nội gia quyền đều sử dụng một số tư thế đứng làm nền tảng luyện công và Thái Cực Quyền cũng không nằm ngoài phạm vi này.
Thái cực quyền trở thành phương tiện thuận lợi để mọi người trải nghiệm mà đi tới Triết lý Thái cực.
bạn ra tay, tôi “tiếp thủ”, bạn cảm nhận xem tôi làm gì, tôi cũng cho bạn biết tôi làm gì. Trong quá trình này, tôi vẫn dẫn dắt bạn, giúp bạn đả thông những vị trí tắc nghẽn trên cơ thể, giúp bạn tạo ra kình xuyên suốt, kình bơi lội, tiêu trừ cho bạn bao nhiêu là xung đột lực học trong cơ thể, giúp đánh thức năng lượng đang ngủ trong cơ thể bạn.
làm sao hóa giải cho khéo léo, hóa giải mà đối phương không hề nhận ra, hóa giải để đối phương thoải mái thuận theo, hóa giải mà sự cân bằng của đối phương hoàn toàn do chính mình rất nhẹ nhàng khống chế và nắm chắc, chính điểm này quyết định nhu thủ (tay mềm mại) trong luyện tập cơ bản công.
Nói đến nội công có nghĩa là tổng hoà hoạt động của các cơ quan nội tạng, khí (bao gồm cả hơi thở) và huyết.
Tuyệt đối không được nói tôi đẩy được người hay người đẩy được tôi, mà vừa lòng đắc ý. Thế thì thành Thái cực đáy rồi.
Đây là phần cốt lõi của Thái cực quyền chiến đấu. Luyện tốt rồi, đều là thứ xảy ra trong tích tắc.
Động và Tĩnh, trong tư duy nhị nguyên thì Động là Động, Tĩnh là Tĩnh, chúng không thể cùng tồn tại. Dường như hoặc là Động, hoặc là Tĩnh, kỳ thực Động của chúng ta không rời Tĩnh.